Nam Kỳ đất lành chim đậu
Hồi năm 1918, nhà văn Phạm Quỳnh có vào thăm Nam Kỳ. Ông viết bài
“Một tháng ở Nam Kỳ” đăng liên tục nhiều kỳ trên báo Nam Phong. Tuy có
thái độ tự tôn, nhưng nhà văn Phạm Quỳnh cũng ngạc nhiên thấy mức sống
của các ông Cai tổng, điền chủ, Hội đồng trong Nam quá cao, quá sung túc
hơn những ông Tổng đốc, Tuần phủ, án sát ngoài Bắc. Các điền chủ lớn
trong Nam là những ông vua nho nhỏ tại địa phương. Điền chủ có vài ngàn
mẫu ruộng như một ấp riêng, có chợ riêng, hàng chục ngôi nhà nền đúc, có
máy điện, máy lạnh, xe du lịch, ca-nô và tôi tớ hàng chục người phục dịch
trong gia đình. Trong khi đó, nông dân, tá điền, những người góp phần làm
cho họ giàu có chỉ có mỗi căn chòi lá ọp ẹp và chiếc xuồng ba lá… Chúng
tôi không có thành kiến như cộng sản “Hễ nhà giàu thì bóc lột, là ác ôn, là
trọc phú bất nhơn.” Giới nào cũng có người tốt kẻ xấu. Nhiều điền chủ có
vài ba trăm công ruộng, đối đãi thân mật với tá điền như anh em, chỉ những
người quá giàu thỉnh thoảng mới có người khắc khe.
Thói thường “phú quý thì bất nhơn, còn bần cùng sanh đạo tặc gian trá.”
Tá điền, nông dân làm mướn đáng thương mà các điền chủ cũng có khi
không đáng trách. Lỗi ấy tại chế độ thực dân dung dưỡng. Thực dân muốn
cho một số ít người thật giàu để họ trung thành và áp bức kẻ nghèo thay họ,
giúp họ một cánh tay đắc lực trong việc nội trị. Bấy giờ, dưới chế độ cộng
sản, người nông dân Việt nam còn nghèo khổ hơn vì nhà nước độc quyền
mua sản phẩm, độc quyền bán phân bón, thuốc trừ sâu còn lại thu thuế rất
cao. Nếu giàu quá ắt không khỏi mang tiếng bóc lột, mà con cháu sẵn của,
ăn không ngồi rồi, sinh lắm thói hư tật xấu, cũng là một khía cạnh khác của
xã hội đương thời.
Các đại điền chủ ở Nam Kỳ hồi trước đều có hàng chục lẫm lúa. Mỗi lẫm
là một dãy nhà liên kế, rộng 4, 5m, bề dài từ vài chục đến hàng trăm mét.
Nhiều gia đình giàu quá, không biết xài cách nào cho hết tiền, nên con cái
phung phí cũng là chuyện dĩ nhiên. Hễ cha kiếm tiền dễ thì con phải xài
phá. Đó là định luật. Ít khi, nhưng vẫn có những người giàu biết nhân nghĩa,
làm việc thiện. Hội đồng Đoàn Hữu Nhơn ở Bến Tre tặng nguyên một ghe