Cậu Hai Miêng (1858-1899)
Cuộc đời Huỳnh Công Miêng, con trai Lãnh binh Huỳnh Công Tấn có
nhiều nét độc đáo. Huỳnh Công Miêng là người có máu giang hồ mã
thượng, thích ngao du và làm việc nghĩa, tính tình hào phóng, dám ăn thua
đủ với kẻ mạnh hiếp yếu. Các hành vi nghĩa hiệp ấy được dân chúng Nam
Kỳ ưa thích, truyền tụng và tôn làm “cậu” và gọi “cậu Hai Miêng”. Công tử
Hai Miêng xuất hiện trước tiên ở Nam Kỳ, là “công tử” tiên phong lớp
trước, mệnh danh là “miễn tử lưu linh”, có nghĩa là được miễn sưu thuế, đi
đâu mặc tình, không ai được phép “hỏi giấy”… Thừa hưởng sự nghiệp đồ
sộ của cha để lại, cậu Hai Miêng ăn xài huy hoắc, phá phách, coi tiền như
rác. Đương thời cậu Hai Miêng ăn chơi khắp trong lục tỉnh. Ai cũng nghe
danh cậu. Nếu cậu có phạm tội gì nhỏ, cũng không bị truy tố vì Pháp còn
nhớ ơn thân phụ cậu. Truyền thuyết về cậu Hai Miêng kể lại rằng: “Có một
lần cậu vào thăm quan tham biện Mỹ Tho (Tỉnh trưởng bây giờ) với thái độ
hống hách khác thường:
vỗ ván cái rầm,
Búa xua
ông tham biện, bạc tiền ông để ở đâu?
Hai câu trên được dân chúng truyền tụng, chứng tỏ hành vi ngang tàng
của cậu, không nể bất cứ ai, kể cả viên Tỉnh trưởng người Pháp.
Năm 17 tuổi, Huỳnh Công Miêng, Trần Bá Hựu (em ruột Trần Bá Lộc)
Lê Công Phụng, con nuôi của Lãnh binh Tấn, được qua Pháp du học trường
La Seyne gần Toulouse. Sau 4 năm, cả ba không đỗ đạt bằng cấp gì cả,
nhưng nói trôi chảy tiếng Pháp, về nước được Pháp cho làm thông ngôn,
sau thăng ông Phán, Tri huyện… hàm. Đợt sau cậu Hai Miêng có Lê Công
Hoàng, Nguyễn Quang Nghiêm (cô cậu với Lộc) đều đậu Tú tài, hồi hương
liền được bổ làm Tri huyện ngay. Trường hợp cậu Hai Miêng lúc mới về
nước, Pháp cho cậu phục vụ dưới trướng Tổng đốc Trần Bá Lộc, hy vọng
cậu nối nghiệp cha, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa lập công. Khi Lộc
đem quân ra Bình Thuận, Khánh Hoà, cậu Hai Miêng cũng có mặt trong
đoàn quân thứ đó. Lần này Lộc lập kế bắt mẹ của lãnh tụ nghĩa quân tra
khảo, đe doạ giết để Mai Xuân Thưởng về hàng. Kế sách ấy tuy cũ, dã man