Pháp Việt, lính mã tà bồng súng đi theo sau quan tài từ nhà Tấn đến làng
Tân Luông Đông. Trước khi an táng, hồi đó người ta cho đào sẵn 5 cái
huyệt (giống trường hợp cái chết của Tổng đốc Lộc năm 1900) ở 5 chỗ
khác nhau. Khi hạ rộng, chỉ có quan binh và người thân trong gia đình mới
biết rõ huyệt nào có quan tài, có lẽ sợ kẻ ăn trộm đào mồ cướp vàng bạc.
Mỗi năm đến ngày Tết, lễ Thanh Minh, “bà lớn” đi viếng mộ, sai đầy tớ,
gia nhân dọn cỏ, quét cả 5 cái mộ ấy. Đến trước mỗi mộ, “bà lớn” đều nói:
- Đây là mộ ông Lãnh binh!
Sau khi Tấn chết rồi, Pháp vẫn để vợ Tấn ở trong một căn nhà lớn phía
sau ty Công an thời ông Diệm. Hàng tháng, Pháp cấp cho bà một số tiền tựa
như “tử tuất” của chồng. Ngoài số ruộng đất lên tới một ngàn mẫu, gia đình
Lãnh binh Tấn thừa hưởng tài sản của ông để lại kếch xù, nên được dân Gò
Công liệt vào hạng nhà giàu nhứt địa phương vào cuối thế kỷ 19.
Pháp cho dựng một đài kỷ niệm ghi ơn Lãnh binh Tấn với mấy dòng chữ
“à la mémoire du Lãnh binh Huynh Cong Tan, chevalier de la Légion d’
honneur, fidèle servicteur de la France” (Tưởng nhớ Huỳnh Công Tấn,
người được ân thưởng Bắc đẩu bội tinh công bộc trung thành với Pháp).
Chỗ đó, khi Nhựt đảo chánh Pháp vào năm 1945, dân chúng phẫn nộ, kéo
tới đập phá bia, đem bỏ vào trong chùa Bà, và di ảnh Huỳnh Công Tấn họ
thả trôi sông!
Về sau, nhà cầm quyền cho xây dựng Phòng Thông tin, nhưng người cố
cựu vẫn gọi di tích đó là “Tháp Lãnh binh”. Kế bên Tháp Lãnh binh có một
căn nhà cao, rộng, cất bằng vật liệu nặng, là nhà ông “Thông Sang”, một
cộng sự viên đắc lực cho Pháp ở địa phương vào cuối thế kỷ 19. Ông Thông
Sang là người theo Pháp vào những thập niên cuối thế kỷ, làm giàu nhỏ
Pháp nâng đỡ theo kiểu Huỳnh Công Tấn. Đến năm 1920, nhà ông Thông
Sang bán cho công ty Húi Bon Hoa của chú Hoả để mở tiệm cầm đồ.