giả vô danh ca ngợi Trương Công Định có những câu:
Gò Công mấy trận thắng Gò Bầu,
Địa hiểm, Trương Công dụng võ mầu,
Quốc biến loạn thần cùng phản tặc,
Một trung, hai nịnh khó đương đầu.
Một trung là Trương Công Định, hai nịnh là Huỳnh Công Tấn và Xã Tài,
lập mưu giết chủ tướng. Theo lời ông Việt Cúc:
“Đến những năm đầu thế kỷ 20, Gò Bầu trở thành sào huyệt bọn cướp
nổi tiếng. Chúng đem đồ gian ăn cướp được, dắt trâu bò khắp nơi quy tụ về
đây, nhốt dưới hầm kín, để cho bè bọn dẫn đi bán nơi khác cho mất tích.
Đồng loã, chủ chứa là Ba Dư, Sáu Nhọn, Mười Ngỗng… chỉ sống sung túc
nhờ nghề bất lương ấy. Thật là một cõi chợ đen có tổ chức hoàn toàn bí mật,
qua mặt nhà chức trách. Nhưng cũng được một thời gian sôi đọng, sau rồi
cơ mưu bại lộ. Nhà chức trách vây bắt nhiều phen, nhóm ấy lần hồi tan rã.
(“Gò Công, cảnh cũ người xưa”, trang 78)
Khi Bình Tây Đại tướng Trương Công Định chết rồi, nhiều tuỳ tướng của
ông lần lượt sa lưới Pháp hoặc bị bắt, hoặc bị giết.
Đốc binh Chấn, người lập chiến công trong trận đánh sông Tra, và trận
phục kích tại Gò Sơn Quy, Xóm Tre tới Gia Thuận… bị bắt, kết án lưu đày
ra Côn Đảo tới 9 năm sau mới trả tự do. Khi được tha về nhà, ông Chấn mở
trường dạy học tại Giồng Tháp, cho đến khi mất vì tuổi già. Các ông đội
Nhon, đội Được, đội Sài cũng bị giam mấy năm tại đề lao Mỹ Tho mới
được thả về làm ruộng. Riêng đội Tùng bị đày và mất tại Côn Đảo. Ông đội
Lang bị án 4 năm tù, khi mãn hạn về quê làm ruộng, phá mé rừng Cóc, dạy
học trò khá đông. Chỗ này về sau gọi là xóm “Đội Lang”.
Khi hạ được Trương Công Định, Pháp ra lịnh đem xác Ngài về Gò Công
phơi nắng 3 ngày, cho đến khi sình thúi mới ra lịnh cho thân nhân chở về
chôn. Một bà thiếp của Ngài dừng ra làm lễ mai táng. Ít ai biết rằng trong
đạo quân “Bình Tây” của Đại nguyên soái Trương Công Định có một toán
nghĩa quân do nữ binh giỏi võ nghệ tên Phạm Thị Hiền cầm đầu. Bà Hiền là