Nhơn, chiêu tập thêm binh sĩ để lập chiến khu Bình Xuân. Hay tin Gò Công
mất, Định đem quân về bắt tri huyện Huy giết đi, đuổi tàn quân Pháp về
phía Gò Bầu, và chặn đánh thêm mấy trận phục thù.
Đại tướng Trương Công Định giữ Gò Công được 3 năm (1862-1864). Do
đó, lần này Pháp quyết tâm triệt hạ Gò Công. Lần đó Huỳnh Công Tấn làm
hướng đạo, dẫn đường cho Đề đốc Jaurés đem 3 chiến thuyền từ Vàm Bao
Ngược tiến vào sông Tra, đổ bộ lên Xóm Tre (nay là Bình Thành Đông) bắn
phá các đồn luỹ của nghĩa quân, nhưng không chọc thủng phòng tuyến
được ở mặt trận này. Vốn thông thạo địa hình, Tấn bày kế cho Pháp đem
mấy tàu chiến chạy vòng trở ra biển, vào Cửa Tiểu, tấn công vào phía Đông
tỉnh thành. Pháp đổ quân ở Bến Chùa, vào Cửa Khâu, đánh bọc lên Giồng
Nâu, Tân Quân Trung, rồi chiếm thành Gò Công. Đại nguyên soái Trương
Công Định gom tàn quân rút về phía rừng Sác, nằm gần biển, gọi là “đám lá
tối trời” mất dạng. Thất vọng vì không bắt được Trương Công Định, Tấn
tức giận lắm, tìm mọi cách để trả thù. Tấn tung ra một số tiền để mướn
những người chỉ điểm, phát giác chỗ lẩn trốn của Trương Công Định. Trong
một lần ruồng bố vào Bình Xuân, Tấn bị thương ở bắp chân, được Pháp ưu
ái săn sóc, chở về Sài gòn điều trị. Lành bịnh, Tấn hung hăng đánh phá
không ngừng nghỉ. Về cái chết của Trương Công Định, truyền thuyết của
địa phương thường kể lại rằng:
“Buổi chiều 17 rạng 18 tháng 7 âm lịch năm 1864, lối 3 giờ chiều, Đại
tướng Định cảm thấy trong người bần thần bứt rứt khó chịu. Ông muốn đi
Lý Nhơn, nên gọi hai tên hộ vệ bảo sửa soạn ghe thuyền chèo đưa ngài đi.
Nhưng có người thuộc tướng tên gọi Xã Tài, năn nỉ cầm Ngài ở lại vì anh ta
đang làm tiệc rượu sắp dọn ra. Vì thế Ngài hoãn chuyến đi Lý Nhơn. Đêm
ấy, sau buổi tiệc, Trương Công Định ngủ lại tại nhà Xã Tài cùng mấy mươi
binh lính thân tín, bị Tấn đem binh đến bao vây. Ngài phá vòng vây thoát ra
ngoài nhưng bị Tấn bắn một phát quỵ xuống. Tấn lại khuyên Định ra hàng.
Ngài tuất gươm chỉ vào mặt Tấn mắng nhiếc rồi tự đâm vào bụng tự sát”.
Trước cái chết của người anh hùng lãnh đạo cuộc kháng chiến, dân chúng
và nhứt là giới sĩ phu hết lòng thương tiếc. Trong số những bài thơ của tác