NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 24

ĐỪNG CHÊ CHỒNG/VỢ TRƯỚC MẶT PHỤ HUYNH
Tôi biết rằng bạn có thể phạm vào quy tắc này chỉ vì bạn nghĩ rằng các bậc phụ huynh biết rõ

điểm yếu của con họ. Việc bạn “vạch mặt, chỉ tên” các điểm yếu ấy chỉ là một cách để bạn giải

toả tâm lý mà thôi. Tất nhiên, bạn cũng hy vọng các bậc phụ huynh sẽ tìm cách “cải tạo” đối tác

theo hướng có lợi cho bạn. Nhưng tôi sợ rằng kết quả không như kỳ vọng của bạn.

Khi “trao” đứa con của mình vào tay bạn, các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng họ vừa giao

cho bạn một “báu vật”. Bạn đừng vội cười. Điều tôi nói là có cơ sở bởi vì trong mắt các bậc phụ

huynh, sản phẩm mà họ sinh thành, nuôi dưỡng luôn luôn là số một. Cho dù họ có chỉ ra một

vài nhược điểm để bạn thấy rằng họ cũng hết sức khách quan đối với con mình nhưng trong

đầu họ vẫn được mặc định rằng, bạn phải hân hạnh lắm mới chiếm lĩnh được “báu vật” ấy. Bạn

thử nghĩ xem, ai nỡ đi chê một báu vật trước mặt chủ nhân của chúng!

Một người bạn của tôi tâm sự, trong lúc cả nhà đang vui vẻ, cô ấy đã tự đẩy mình vào một

tình huống khó xử khi chê chồng lười biếng. Giông tố ở đâu kéo về trên sắc mặt của bà mẹ

chồng. “Tôi cứ tưởng tôi cưới vợ cho con trai về là để vợ nó phục vụ ba cái chuyện vặt vãnh,

giúp nó chuyên tâm lo việc lớn. Nếu mà cưới vợ để con trai tôi ở nhà quanh quẩn bên xó bếp

thì thà tôi để nó sống một mình, khỏi thân làm tội đời!”

Tất nhiên không phải bà mẹ nào cũng giận dữ và phản ứng tức thì như trường hợp kể trên.

Nhưng bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi biết không bậc phụ huynh nào cảm thấy thoải mái

với những lời phê bình đối với con cái họ.

Khi tôi dắt đứa con ba tuổi đi công viên, chỉ một câu nhận xét như thế này đã khiến tôi thấy

mất cả buổi sáng đẹp trời: “Con bé ăn mặc trông buồn cười quá!” Đó là một cảm giác rất khó

giải thích, nó gần như bóp nghẹt lấy tim tôi, dù rằng tôi không đáng phải khổ tâm đến vậy. Tôi

dắt con đi chơi với một tâm trạng cực kỳ phấn chấn. Nhưng tôi đã bị dội gáo nước lạnh chỉ vì

lời nhận xét tầm phào. Trong mắt người khác con tôi trông buồn cười, đó là điều khiến tôi khổ

tâm. Tôi còn cảm thấy tự ái nữa, vì chuyện ăn mặc của con tôi thuộc về trách nhiệm của tôi.

Bảo rằng con tôi ăn mặc buồn cười khác nào gián tiếp chê tôi không biết cách chưng diện cho

con!

Hẳn rằng người qua đường kia không thể nghĩ câu nói vô hại của họ tác động mạnh đến tinh

thần người mẹ. Và bạn, tôi biết khi bạn phê bình bạn đời trước mặt phụ huynh, bạn cũng không

lường hết được cảm xúc phức tạp mà bạn gieo vào lòng người khác. Bạn tôi hết sức bất bình vì

bị mẹ chồng phản ứng gay gắt khi cô ấy chỉ nói lên một sự thật. Sau này, khi đã làm mẹ, cô ấy

mới hiểu được phần nào nỗi khổ của một phụ huynh khi phải nghe những điều không hay về

con mình.

Thực ra, càng sống gần nhau thì càng nhận ra những khiếm khuyết mà thời tiền hôn nhân

chúng ta không nhìn thấy. Tôi nghĩ rằng tuân thủ theo quy tắc này là một điều bất khả thi đối

với nhiều cặp vợ chồng.

Nếu như bạn nhất thiết phải phơi bày thói hư, tật xấu của người bạn đời trước mặt các bậc

phụ huynh, thì tôi mong bạn hãy bày tỏ bằng một thái độ dễ mến nhất. Bạn hãy nói lên sự thật

bằng cách nói nửa đùa nửa thật. Sự dí dỏm trong câu nói của bạn sẽ khiến người nghe dễ dàng

tiếp nhận hơn. Vừa cười vừa tả cảnh “bây giờ con mới hiểu tại sao lưng chồng con thẳng thế.

Anh ấy uốn mãi mà không thể cúi xuống cầm chổi quét nhà” chắc chắn sẽ tốt hơn là câu “chẳng

biết anh ấy sinh nhằm giờ nào mà lười thối thây ra, mỗi việc cầm chổi quét cái nhà đi cho mát

chân mình cũng không xong!”

ĐỪNG CHÊ MỘT “BÁU VẬT” TRƯỚC MẶT CHỦ NHÂN CỦA CHÚNG.

QUY TẮC 25
Ở RỂ – KHÔNG THỂ VÀ CÓ THỂ

Ở chế độ mẫu hệ, chắc tôi không phải đưa quy tắc này vào bởi vì mọi người sẽ xem chuyện

chàng rể ở nhà vợ là điều đương nhiên. Giờ đây, mặc dù sống trong chế độ bình đẳng, không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.