NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 32

như thế nhỉ? Các đức lang quân hãy thử làm một cuộc “cách mạng” lật đổ những thành kiến

xưa cũ này xem sao!

Thay vì ngồi yên một chỗ nhìn chằm chằm vào ti vi, bạn hãy thử đi dạo khắp nhà mẹ vợ xem

có cái đinh nào cần phải đóng lại, vòi nước nào cần phải bịt lỗ thủng. Đôi khi chỉ với một cử chỉ

sà xuống chỗ cô em vợ đang nhặt rau, hỏi thăm cô em vài ba câu chuyện, bạn sẽ làm cho không

khí trong nhà ấm cúng hẳn. Bố mẹ vợ sẽ nghĩ nhiều đến bạn mỗi khi nhà hỏng cái ổ khoá, đèn

điện tự dưng tối thui. Cả nhà vợ sẽ nhớ tới tiếng xuýt xoa hồn nhiên của bạn bên mâm cơm

nóng hổi. Bạn có nhận thấy sự khác biệt giữa việc bạn ngồi uống nước, xem ti vi với những cử

chỉ thân thiện trong nhà vợ không?

Chỉ có những người muốn mãi mãi là khách thì mới ngồi yên một chỗ chờ chủ nhà dọn mâm.

Bạn là chồng của con gái chủ nhà! Bạn cũng đã gọi chủ nhà là bố mẹ. Vậy thì bạn nên xuất hiện

ở đây với tư cách của một người con trai mà chủ nhà vừa “bắt được”.

Tôi không biết ngày xưa các chàng rể đối xử với bố mẹ vợ khách sáo thế nào. Bản thân tôi thì

cảm thấy khó chịu với những anh chàng chở vợ đến chơi nhà ông bà nhạc rồi đi về như thể

trách nhiệm làm chồng, làm con rể chỉ đến thế. Tất cả những người vợ đều mong muốn chồng

mình trở nên thân thiện, gần gũi với bố mẹ, anh em trong nhà. Mỗi người con gái khi đi lấy

chồng đều để lại những nỗi lo âu, thương nhớ, mất mát cho bố mẹ. Và họ muốn được trở về

nhà cùng chồng, để bù đắp phần nào sự thiếu hụt ấy.

Chỉ là thư giãn như đang ở nhà mình. Chỉ là đối xử như đối xử với người nhà mình. Lâu dần

thì chẳng phải cố gắng gì, bạn cũng có thể trở thành một thành viên được nhắc đến nhiều trong

nhà vợ. Bạn sẽ thấy thoải mái. Nhà vợ bạn sẽ vui. Vợ con bạn có cơ hội được sum họp. Làm

một cuộc “cách mạng” tư tưởng như thế cũng đáng mặt nam nhi lắm chứ!

NẾU ĐÃ GỌI ĐƯỢC BỐ MẸ VỢ LÀ BỐ MẸ THÌ BẠN KHÔNG CẦN PHẢI TẠO RA MỘT

KHOẢNG CÁCH KHÓ GẦN.

QUY TẮC 34

HÃY NHỚ: TRƯỚC KHI LÀ CHỒNG MÌNH, ANH ẤY ĐÃ LÀ ANH CỦA MẤY CÔ EM
Tôi thấy trong các cuộc họp bàn rôm rả của những người thích “buôn dưa lê”, đề tài em

chồng hấp dẫn không kém đề tài mẹ chồng. Nhiều người tỏ vẻ ngại các cô em chồng bằng cách

nhún vai, gọi họ là các “bà cô”. Nhà càng nhiều “bà cô” thì nguy cơ xung đột càng cao!

Bạn có nhận ra một điều không nên làm trong mấy câu mở đầu của tôi? Đó là cách mà bạn

nói về từ “bà cô”. Từ này được xướng lên qua thái độ kém thân thiện của bạn đã tỏ rõ việc

thiếu tinh thần hợp tác rồi. Bạn đừng bao giờ quên, “bà cô” đó là em ruột của chồng mình.

Trước đây và mãi mãi về sau này, vẫn chỉ có một sự thật ấy.

Có những cô em chồng thật sự rất khó chịu; ngay từ khi bạn bước chân vào nhà với tư cách

chị dâu của cô ấy, cô ấy đã tỏ ra khó chịu. Cô ấy nhìn bạn và nghĩ rằng người này có cái gì hay

ho đâu mà anh mình “rước” về? Thậm chí cô ấy còn tiên liệu trước những điều không hay liên

quan đến bạn, chẳng hạn như cô ấy đoán bạn sẽ nấu ăn rất dở, bạn chẳng làm nên trò trống gì…

Phần nhiều những ý nghĩ này xuất phát từ sự đố kỵ. Có cô không thích bị chị dâu “sở hữu”

người anh đã chiều chuộng mình từ tấm bé. Có cô sợ chị dâu lộng hành, tước hết quyền hành

trong gia đình…

Thật nhiều những lý do để bạn cảm thấy thiếu sự thân thiện từ phía các cô em chồng. Bạn đã

bước vào và bạn không thể thoái lui. Bạn nên đối diện với ánh mắt nghi kỵ ấy bằng một cái

nhìn bình thản và bao dung. Nếu bạn đã được chồng yêu quý thì không khó để lấy lòng những

cô em chồng. Anh em nhà họ thường có “gu” giống nhau. Vấn đề bạn phải làm là sống theo cách

mà bạn cho là “phải đạo” nhất.

Bạn có bao giờ rơi vào tình cảnh ấm ức vì chồng chiều các cô em thái quá? “Sao mà nhõng

nhẽo thế, đôi giày hôm trước chưa kịp xỏ chân thì giờ đã lại đòi mua đôi mới!”, bạn cau có

nghĩ. Bạn nhớ lại đi, đấy hình như là cách mà bạn vẫn thường làm đối với bố mẹ mình, anh trai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.