NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 31

BẠN CẦN BIẾT LẮNG NGHE BỐ MẸ, NHƯNG LÀ SỰ LẮNG NGHE CÓ LỰA CHỌN.

QUY TẮC 32
ĐỪNG “NHẤT BÊN TRỌNG, NHẤT BÊN KHINH”
Nhiều cặp vợ chồng trở nên mâu thuẫn với nhau chỉ vì chuyện “nhà anh, nhà tôi”. Gọi như

thế nghe đã thấy có sự phân biệt tình cảm rồi. Thật ra bạn yêu thương bố mẹ mình hơn bố mẹ

chồng/vợ là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng bạn đang đọc các quy tắc này để cải thiện

cách ứng xử của mình, vậy thì bạn hãy để việc so sánh tình cảm ấy trong lòng và thể hiện sự

công bằng ra bên ngoài. Điều đầu tiên mà bạn cần phải làm vô cùng đơn giản, hãy gọi mẹ

chồng/mẹ vợ chỉ bằng một tiếng: mẹ.

Hơn năm năm chung sống, điều duy nhất mà tôi thấy phiền lòng về cách ứng xử “bất công”

của chồng đối với gia đình hai bên là chuyện liên quan đến những bữa ăn. Hễ bên nội gửi ra

cho cái gì là chồng tôi xăng xái giục vợ con ăn bằng hết. Gạo ở quê vừa khô vừa cứng, vậy mà

chàng ăn ngon lành, chả ỉ eo gì. Trong khi những thứ mà mẹ tôi đưa sang, hầu như chồng tôi ít

đả động đến, mặc dù chàng cũng tỏ ra hào hứng với các món quà của mẹ vợ. Mẹ tôi không thể

biết được điều đó nên bà vẫn rất hồ hởi với việc cho quà. Nhưng bản thân tôi thì thấy hơi tủi

thân.

Rõ ràng nếu so sánh thì việc tôi ngồi nhai hai bát cơm khô nấu từ gạo của mẹ chồng còn khó

hơn việc chồng tôi ngồi ăn mấy múi bưởi của mẹ vợ! Có thể chồng tôi không cố tình phân biệt

quà của mẹ đẻ với quà của mẹ vợ. Chỉ là chuyện mẹ vợ không hiểu khẩu vị của anh con rể! Cố

an ủi vậy nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn khi các thứ liên quan đến mẹ đẻ đều bị chồng cho vào

hàng thứ yếu.

Đối với nỗi buồn của tôi mà nói, đó chỉ là một cảm giác mơ hồ. Trong khi cuộc sống còn đầy

những mâu thuẫn gay gắt hơn nhiều quanh chuyện “nhà cô, nhà tôi”. Ngày trước, tôi thường

rất khó chịu mỗi khi bị cô bạn đồng nghiệp hỏi vay tiền. Rõ ràng cô ấy nhà cao cửa rộng, chồng

có tài khoản kếch xù, hơn vợ chồng tôi hẳn mấy bậc giàu sang. Cuối cùng, lòng tôi chùng hẳn

xuống khi biết cô ấy cần tiền để chu cấp cho mẹ già hết tuổi lao động ở quê. Tiền của chồng

nhiều thật, nhưng anh ta chỉ cho phép dùng chúng cho gia đình anh ta và bên nội mà thôi.

“Thuyền theo lái, gái theo chồng”, anh ta không mảy may nhìn ra trách nhiệm của mình đối với

nhà vợ. Không có anh ta thì bà mẹ già ở quê cũng không hề hấn gì, nhưng cách phân biệt đối xử

như thế khiến cho người vợ nào cũng cảm thấy không phục.

Tế nhị, công bằng, đó là yêu cầu thiết yếu dành cho bạn khi đối xử với gia đình hai bên.

Không ai đòi hỏi bạn phải nói “tôi yêu gia đình nhà chồng như yêu chính gia đình nhà mình”,

bởi vì điều này rất hiếm khi xảy ra. Nếu bạn không thể yêu thương như người bạn đời mong

đợi, thì chí ít bạn cũng nên thể hiện sự công bằng trong cách ứng xử hàng ngày. Trừ số ít những

người dựng vợ gả chồng cho con vì của nả thì hầu như bậc làm cha làm mẹ nào cũng không

mong gì hơn ngoài hạnh phúc của con cái mình. Việc bạn thể hiện sự quan tâm đến những

người thân của chồng/vợ là một món quà vô giá đối với nhiều người.

Con cái bạn vì thế cũng biết cách yêu thương công bằng đối với cả bên nội, ngoại. Nhiều đứa

trẻ đã nhìn vào ứng xử hàng ngày của bố mẹ để hình thành thói quen ứng xử với ông bà. Vậy

nên nếu bạn chưa từng để ý đến chuyện công bằng, thì bạn nên học cách thiết lập sự công bằng

giữa gia đình hai bên, ngay sau khi đọc quy tắc này. Tôi cá rằng bạn sẽ cho và nhận được rất

nhiều niềm vui hơn mong đợi!

CON CÁI BẠN CŨNG CÓ THỂ HỌC CÁCH ỨNG XỬ BẤT CÔNG… HỆT NHƯ BẠN.

QUY TẮC 33
CHÀNG RỂ ĐỪNG QUÁ KHÁCH SÁO VỚI NHÀ VỢ
“Dâu con, rể khách”, chẳng hiểu có phải tổng kết của các cụ ngày xưa khiến cho các chàng rể

mặc nhiên coi mình là người lạ đối với gia đình nhà vợ? Tại sao lại phải tự tạo khoảng cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.