NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 38

nhớ trong một tháng tôi đã chi rất nhiều cho mục “quần áo”. Tháng đó thu nhập của tôi có tăng

vì tôi có chút thu nhập thêm. Cảm thấy có tiền trong túi, tôi đã đổ xô vào chuyện mua sắm,

không kịp nhận ra rằng sẽ tốt hơn nếu tôi để phần thu nhập thêm vào mục tiết kiệm. Vậy là

tháng đó chúng tôi vẫn gần như âm tiền, thu không đủ bù chi. Tôi nhìn vào bản thống kê và tự

hứa với mình là sẽ cắt giảm mục “quần áo” ở mức tối đa để còn cân đối lại ngân sách.

Bản thống kê những khoản chi giống như một hàn thử biểu để chúng tôi biết cách “hạ nhiệt”

cho tình hình tài chính vốn còn eo hẹp của gia đình.

HÃY TẠO RA MỘT HÀN THỬ BIỂU ĐỂ ĐO NHIỆT ĐỘ TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH BẰNG BẢN

THỐNG KÊ CÁC KHOẢN CHI.

QUY TẮC 42
BỎ LỢN TIẾT KIỆM HÀNG THÁNG
Bạn đừng nghĩ rằng đây chỉ là chuyện của những đứa trẻ tiết kiệm tiền mừng tuổi Tết. Tôi

biết có rất nhiều cặp vợ chồng chỉ từ dăm bảy nghìn bỏ lợn hàng ngày mà năm nào cũng thoải

mái đi du lịch nhờ con lợn đất này. Thậm chí có người còn nghĩ ra “chiêu” cho tất cả những

đồng tiền lẻ vào lợn, cuối năm ung dung bước chân vào thị trường tiền tệ, phục vụ những ai đổi

tiền chẵn lấy tiền lẻ để đi lễ đầu năm. Đó không chỉ là tiết kiệm tiền nhỏ để mua sắm vật lớn mà

còn là cách dùng tiền nhỏ để sinh lời.

Thời cả nước còn khó khăn, nhiều người dân Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi hũ gạo kháng

chiến, mỗi ngày tiết kiệm một nắm gạo để dành nuôi quân. Câu chuyện góp gió thành bão này

cũng có thể áp dụng cho từng gia đình, kể cả khi chúng ta không bị áp lực về chuyện tiền bạc.

Tùy từng mục tiêu, tuỳ vào tình hình thu – chi hàng tháng mà các bạn quyết định sẽ tiết kiệm

bao nhiêu tiền. Vấn đề là các bạn có làm việc này thường xuyên không mà thôi.

Tôi đã từng ngạc nhiên khi có người đặt ra câu hỏi: “Gia đình bạn làm theo cách nào trong

hai cách sau: tiêu 80% và tiết kiệm 20% hay tiết kiệm 20% và tiêu 80%?” Người đó đã lắc đầu

khi tôi cho rằng chẳng có sự lựa chọn nào cả vì hai cách trên là một. Nếu như các bạn thực hiện

đúng chỉ tiêu đề ra thì chúng là một. Nhưng thực tế, với thói quen tiêu trước rồi tiết kiệm sau,

thường thì chúng ta sẽ chẳng để dành được một đồng nào cả. Vậy nên cách tiết kiệm khôn

ngoan nhất là cất ngay 20% vào khoản tiết kiệm, rồi sau đó mới ung dung vạch ra kế hoạch chi

tiêu với 80% còn lại.

Chỉ có vợ chồng bạn mới hiểu hơn ai hết về tình hình thu – chi của gia đình mình, nên quyết

định tiết kiệm bao nhiêu phần trăm phụ thuộc vào các bạn, không nhất thiết phải theo phương

án 20/80 này. Ví dụ mà tôi đưa ra chỉ là một cách để vợ chồng bạn hình dung ra lợi ích của việc

tiết kiệm hàng tháng cũng như nguy cơ tiêu đến đồng tiền cuối cùng. Điều cốt lõi của quy tắc

này là các bạn luôn phải có một khoản dự phòng cho tất cả những vấn đề có thể cũng như

không thể biết trước.

HÃY TIẾT KIỆM 20% TRƯỚC KHI NGHĨ ĐẾN CHUYỆN TIÊU 80% CÒN LẠI.

QUY TẮC 43
GIAO CHO MỘT NGƯỜI GIỮ TAY HÒM CHÌA KHÓA
Cô bạn tôi vừa cưới được hai tháng đã gặp phải chuyện khó nói về tài chính. Ở gia đình cô, vợ

tiêu lương của vợ, chồng giữ tiền của chồng. Anh chồng coi chuyện mua sắm hàng ngày là trách

nhiệm của vợ, còn những việc “to tát” như mua giường, tủ, tivi, ôtô thì mới phải nghĩ đến tiền

của anh ta.

Việc “to tát” thì có khi chỉ cần mua một lần, hoặc chẳng biết bao giờ mới mua được vì bạn tôi

không biết thực chất chồng có bao nhiêu tiền. Mà nếu chỉ mình cô gánh vác hết phần chi tiêu

hàng ngày thì cô không còn một khoản nào để tiết kiệm nữa.

Ở nhà bố mẹ cô, mẹ cô luôn là người giữ tay hòm chìa khóa. Ngoài chuyện tự quyết đối với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.