NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 47

đắt hơn mua buôn)… Ngoài ra, các chi phí kèm theo như tiền xăng xe, gửi xe.

Việc tiết kiệm thời gian đặc biệt hữu ích đối với những người coi thời gian là vàng ngọc.

Không mất nhiều thời gian, công sức và suy nghĩ cho việc đi chợ, vợ chồng bạn nên để dành

suy nghĩ vào chuyện kiếm tiền hoặc chăm sóc con cái.

Với những hoá đơn lớn, các bạn rất dễ đưa vào bảng cân đối chi tiêu để theo dõi. Tôi tin là

việc bạn đi chợ hàng tuần (đồ ăn), hàng tháng (đồ sinh hoạt trong gia đình) sẽ giúp bạn hoàn

thành kế hoạch chi tiêu một cách triệt để hơn. Thói quen mua sắm quá tay cũng được hạn chế

rất nhiều bởi vì số lần đi chợ ít đi thì số cơ hội vung vinh tiền bạc của các bạn cũng giảm đi

đáng kể.

Một lợi ích nữa của việc đi chợ hàng tuần này là khi nhà bất ngờ có khách, các bạn có thể

mang chỗ thức ăn dự trữ ra để giải quyết tình thế. Tôi đã từng rơi vào trường hợp này và cảm

thấy tự hài lòng về bản thân vì khách tỏ vẻ ngạc nhiên với tài đi chợ chớp nhoáng của tôi. Thực

ra tôi chỉ việc “đi chợ” trong tủ lạnh nhà mình mà thôi.

HÃY TIẾT KIỆM THỜI GIAN VÀNG BẠC BẰNG VIỆC MỖI TUẦN ĐI CHỢ MỘT LẦN.

QUY TẮC 58
QUAN TRỌNG NHẤT LÀ QUẢN LÝ TƯ TƯỞNG CỦA BẠN

Tôi thấy có rất nhiều người xin/tải về phần mềm quản lý tài chính gia đình nhưng rồi hai

tháng sau, họ thừa nhận không dám mở ra xem bởi vì thấy mình vẫn chi tiêu một cách hoang

phí.

Một người rất thành công trong chuyện áp dụng phần mềm quản lý tài chính gia đình chia sẻ

với những bà nội trợ trên mạng rằng “thực ra phần mềm rất có ích nếu mình biết cách phân

tích số liệu và rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh chi tiêu. Còn nếu không điều chỉnh được mình thì

phần mềm hoàn toàn vô nghĩa.” Điều này cũng dễ hiểu. Trong lớp học, cùng một thầy dạy,

chung một giáo án nhưng có học sinh xuất sắc, cũng có học sinh trung bình và có người “chữ

thầy trả thầy”. Ngoài những yếu tố về trí thông minh bẩm sinh ra thì trò này hơn trò khác ở

việc “có chí thì nên”.

Quay trở lại với quyết tâm của vợ chồng bạn trong vấn đề quản lý chi tiêu. Nếu như các bạn

đọc các quy tắc mà tôi đưa ra nhưng không nghĩ đến chuyện áp dụng chúng hoặc áp dụng một

cách hời hợt thì mọi thứ hoàn toàn vô nghĩa. Dù trong nhà các bạn có một núi sổ sách ghi chép

thì cũng chẳng ích gì nếu như thói quen mua sắm theo cảm hứng vẫn bám riết lấy một trong

hai người.

Chồng tôi thường kể chuyện anh bạn đồng nghiệp, hễ nhận được đồng lương nào là đi gửi

ngay vào tài khoản ngân hàng. Thậm chí có lần vừa lĩnh lương xong đã thấy anh vay tiền chồng

tôi để đổ xăng. Nghe hơi kỳ nhưng anh ấy cũng tiết kiệm được kha khá tiền. Nhiều khi chiêu

đãi bạn bè ra trò, anh bạn chồng tôi cũng phải vay nhưng sau đó đi rút tiền trả, không thiếu

một xu. Đấy là một người chưa quán triệt được tư tưởng trong việc chi tiêu nên phải ép mình

vào khuôn khổ như thế.

Những người thành công trong việc quản lý được chính mình sẽ biết cách tiết chế nhẹ nhàng

hơn. Một người bạn của tôi nói rằng “xác định chỉ mua những thứ cần thiết và hợp lý, nhiều khi

mình chỉ đi siêu thị cho vui thôi, chốt lại vẫn chỉ là mua những thứ trong kế hoạch chi tiêu.”

Bạn tôi tự hỏi “hình như mình đang mắc bệnh lãnh cảm với việc mua bán?” Sự thật thì cô ấy đã

học được cách quản lý tư tưởng mua sắm của chính mình.

MỌI LÝ THUYẾT ĐỀU TRỞ NÊN VÔ NGHĨA NẾU CÁC BẠN KHÔNG THỰC HÀNH HÀNG

NGÀY.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.