NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 49

chỉ cần thêm một chút thời gian để cùng người bạn đời xem lại quyết định, đi đến thống nhất

mà thôi.

Việc đảm bảo sự thống nhất và nhất quán không những giữ được kỷ luật cần thiết mà còn

giúp các cháu có sự tôn trọng người lớn tuổi. Khi ông bà, bố mẹ, cô dì chú bác mỗi người một ý

thì đứa trẻ sẽ rất băn khoăn, bối rối, không biết nên theo ai. Tệ hơn, có cháu còn cảm thấy

thiếu hụt tình yêu thương cũng như sự tôn trọng người khác.

Tôi đã từng nghe một cháu bé tâm sự với bạn như thế này: “Hôm qua tớ đòi mẹ mua xe đạp.

Mẹ tớ bảo phải chờ xem kết quả thi học kỳ của tớ thế nào đã. Tớ quay sang xin ông bà thì ông

bà đồng ý ngay. Mẹ chả yêu gì tớ cả, có mỗi cái xe đạp mà cũng không cho!” Tôi hiểu người mẹ

đang muốn hướng con đến sự cố gắng vươn lên trong học tập, nhưng ông bà của cháu lại phá

vỡ định hướng này bằng một quyết định vội vã. Và hậu quả là cháu cảm thấy không được mẹ

yêu thương, dù sự thật hoàn toàn khác.

Không phải lúc nào vợ chồng bạn cũng giữ được sự thống nhất và nhất quán trong cách nuôi

dạy con cái, nhưng tôi mong các bạn có sự kiên định để đạt được điều này. Nó rất tốt cho

những mục tiêu dài hạn của các bạn.

VIỆC ĐẢM BẢO SỰ THỐNG NHẤT VÀ NHẤT QUÁN TRONG CÁCH NUÔI DẠY CON CÁI

KHÔNG NHỮNG GIỮ ĐƯỢC KỶ LUẬT CẦN THIẾT, MÀ CÒN GIÚP CÁC CHÁU BIẾT TÔN

TRỌNG NGƯỜI LỚN.

QUY TẮC 60
NÓI XIN LỖI NẾU BẠN SAI VÀ THA THỨ CHO CON KHI CHÚNG MẮC LỖI

Một cô giáo dạy cấp ba của tôi đã từng nói rằng ở nước ngoài, hai từ “xin lỗi” và “cảm ơn”

được mọi người sử dụng rất thông dụng, trong khi ở Việt Nam thì rất hiếm khi nghe thấy.

Tôi chưa có dịp ra khỏi biên giới để biết về người nước ngoài nhưng chuyện làm cho người

khác ngã xe rồi bỏ đi luôn, không một lời xin lỗi ở Việt Nam thì tôi đã gặp nhiều. “Xin lỗi” có vẻ

là một từ rất khó khăn đối với nhiều người. “Bệnh” quên xin lỗi thường có tính di truyền. Một

đứa trẻ sẽ không thể học được cách nhận ra sai lầm nếu bố mẹ cháu không làm điều đó.

Nhiều người thừa nhận việc nói xin lỗi với con cái là điều họ chưa từng nghĩ đến. Hoặc thật

khó khăn để thừa nhận sai lầm, bởi vì các bậc cha mẹ rất sợ đánh mất hình ảnh hoàn hảo của

mình trong mắt con trẻ.

Đối với một đứa trẻ được dạy dỗ theo kiểu truyền thống thì cha mẹ và thầy cô được xem là

những người không bao giờ mắc lỗi. Phần lớn các cháu cảm thấy bị sốc khi chúng nhận ra rằng

bố mẹ, thầy cô của mình cũng đầy khiếm khuyết. Vậy thì vợ chồng bạn hãy thử thay đổi cách

nhìn của con ngay từ bây giờ, bằng việc cho cháu thấy bố mẹ không phải là một khuôn mẫu

hoàn hảo.

Đôi khi các bạn cũng có những nhận xét, quyết định sai lầm làm tổn hại đến con cái. Nếu như

hôm qua bạn nói “Học đàn là một thứ vớ vẩn nhất mà mẹ từng nghe thấy. Không bao giờ có

chuyện bỏ tiền cho con đi theo ba cái trò vô bổ ấy” và hôm nay bạn biết bạn đã lỡ lời, thì bạn

có thể chủ động xin lỗi con. Hẳn đứa trẻ đang cảm thấy ấm ức và buồn bã sẽ cảm thấy nhẹ

nhõm hơn nhiều nếu bạn nói: “Mẹ xin lỗi con, hôm qua mẹ phê phán việc con học đàn chỉ vì mẹ

sợ con sao nhãng việc học…”

Nếu vợ chồng bạn biết chủ động nói lời xin lỗi con thì điều này cũng ngấm dần vào cách cư

xử của các cháu. Các cháu sẽ biết cách tự nhìn ra lỗi lầm và dũng cảm nhận sai mỗi khi làm ai

đó bị tổn thương.

Việc tha thứ cho những lỗi lầm của con cũng quan trọng không kém. Vợ chồng tôi đã từng

phải giật mình khi nghe con gái lên ba phụng phịu một cách oan ức: “Con đã biết lỗi rồi mà sao

bố mẹ cứ nói mãi thế!” Quả là chúng tôi có nhắc đi nhắc lại việc cháu ăn chậm dẫn đến muộn

học. Cháu đã hứa sẽ cố gắng dậy sớm và ăn nhanh hơn, nhưng dường như sự lo lắng thái quá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.