nhất cho quy luật này. Mọi sự chắp vá hay gò ép đều không thể
giúp chúng ta thoát khỏi sự tác động của luật đền bù, trừ phi chúng
ta nghiên cứu thật kỹ lưỡng và làm theo những nguyên tắc của nó.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy rằng hầu hết vĩ nhân –
những người mà tên họ đã sống mãi cùng thời đại – đều là những
con người từng trải qua nhiều chông gai, thử thách, phải hy sinh
rất nhiều, và cũng từng gánh chịu thất bại não nề… tuy nhiên, họ
vẫn giữ được tinh thần lạc quan và một trái tim thanh thản và bình
yên cho đến cuối đời.
Lịch sử loài người luôn ghi dấu những con người như thế, từ
Socrates – triết gia Hy Lạp cổ đại, bậc thầy về truy vấn – cho
đến nhà vật lý, nhà thiên văn vĩ đại Galilee và nhiều bậc vĩ nhân
khác. Trong đó có một trường hợp đặc biệt đã gây chú ý cho chúng tôi
bởi vì nó khẳng định rằng quy luật đền bù đến nay vẫn còn
nguyên giá trị - đó chính là trường hợp của Knut Hamsun.
Giải Nobel Văn học dành cho một “cây bút lang thang”
Giải Nobel Văn học trị giá gần 50.000 đô-la đã thuộc về Knut
Hamsun
- một tên tuổi mà có lẽ không ít người Mỹ sẽ vẫn nghe
nhắc đến trong nhiều năm nữa.
Hamsun đã có nhiều năm làm nghề soát vé xe điện ở Chicago
và bốc vác tại bờ biển của thành phố New York. Ông từng là thợ rửa
chén trong một nhà hàng, công nhân xúc than trong lò đun hơi, thợ
sơn, cộng tác viên viết báo về đề tài khoa học, anh gác cổng trong
khách sạn, và một người lau quét boong tàu…
Giống như O.Henry, ông từng sống trong sự cô độc, không bạn
bè, không nhà cửa, phải lang thang khắp nơi trong nhiều năm.
Không có tiền, không có thức ăn, Hamsun thường xuyên ngủ nhờ
trên những chiếc ghế dài trong công viên.