Thứ hai, để “vô hiệu hóa” một tâm trí, bạn phải tạo ra “sự cả tin”
lấn át những niềm tin thông thường mà đối tượng đang có.
Thật may mắn nếu bạn là một người biết kiềm chế cái tôi của
mình, dẹp bỏ tính tự cao tự đại và sẵn sàng truyền đạt suy nghĩ của
bản thân đến người khác mà không cần phải nhắc họ về nguồn
gốc của ý tưởng đó. Một người mở đầu câu chuyện bằng câu nói:
“Như ông đã biết đấy, ông Smith” thay vì nói câu “Hãy để tôi nói
cho ông về điều mà ông chưa được biết, ông Smith”, thì nghĩa là
người đó đã biết sử dụng nguyên tắc ám thị.
Một trong những người bán hàng thành công và thông minh
nhất tôi từng biết là người hiếm khi nào tự tán dương về các
thông tin mà anh ta muốn truyền tải đến khách hàng tiềm năng
của mình. Câu cửa miệng của anh luôn là: “Chắc hẳn ông đã biết
về điều này rồi…”. Nếu một người tìm mọi cách sử dụng vốn
kiên thức uyên thâm của họ nhằm “vô hiệu hóa” tâm trí của ta thì
khả năng thành công của họ là rất thấp. Hậu quả là thay vì “mê
hoặc” tâm trí của chúng ta, những người này lại khơi dậy trong ta tâm
lý phản kháng và tất nhiên là họ đã thất bại trong việc áp dụng
nguyên tắc ám thị.