Bạn có nhận thấy rằng những người thân thiện, nhiệt tình, hoạt
bát, giao tiếp tốt thường dễ dàng thu hút người khác hơn không?
Và chắc chắn, nếu để ý, bạn cũng sẽ thấy rằng những người cáu
kỉnh, rầu rĩ, khép kín thì sẽ không bao giờ thành công trong việc thu
hút người khác về phía mình hay tạo được sức ảnh hưởng để lôi kéo
mọi người hành động theo ý tưởng của họ. Nguyên tắc ám thị có
phát huy được hiệu quả hay không là phụ thuộc ở việc ta có nhận thức
được ý nghĩa của nó hay không. Cũng giống như quy luật về lực
hấp dẫn, thông qua nguyên tắc tự ám thị, chúng ta tạo được ảnh
hưởng đến những người xung quanh, khiến họ đón nhận những gì
chúng ta muốn tác động lên họ và chi phối đến mọi hành động,
phản ứng của họ sau đó.
Có lẽ bạn đã từng nhìn thấy cảnh một người cáu kỉnh thể hiện sự
bất mãn đối với những người mà anh ta giao du. Một người khích
động và một người gây rối có thể hủy hoại toàn bộ nỗ lực của cả một
nhóm người, để rồi cuối cùng chẳng làm nên chuyện gì cả. Mặt
khác, một người vui vẻ, lạc quan, trung thành và nhiệt tình sẽ gây
được ảnh hưởng tích cực lên cả nhóm người và có thể truyền cho họ
tinh thần lạc quan của mình.
Sự thật là chúng ta vẫn đang liên tục tác động đến những người
xung quanh bằng cảm xúc và suy nghĩ của mình. Có nhiều trường
hợp, chúng ta làm việc này trong vô thức. Ở bài học tiếp theo, chúng
tôi sẽ chỉ cho bạn phương pháp để áp dụng một cách có ý thức nguyên
tắc ám thị này, thông qua quy luật tương tác.
Ở
bài học này, bạn đã học được một trong những nguyên tắc chủ
đạo của tâm lý học, là sự ám thị. Bạn được học rằng có hai bước để
vận dụng nguyên tắc này là:
Đầu tiên, phải “vô hiệu hóa” tâm trí của đối tượng trước khi bạn
muốn tác động lên họ thông qua sự ám thị.