công thường cố gắng tránh các chủ đề có thể đánh thức “những
mối nghi ngờ” của người mua hàng. Những người bán hàng giỏi đã
đúc rút được kinh nghiệm rằng việc đả kích một đối thủ cạnh tranh
có thể dẫn đến hậu quả là khơi dậy những cảm xúc tiêu cực ở khách
hàng, và dĩ nhiên trong trường hợp này thì người bán hàng không thể
vô hiệu hóa tâm trí của khách hàng được.
Nguyên tắc này tỏ ra rất hiệu quả trong việc kiểm soát từng cảm
xúc cũng như từng ấn tượng giác quan trú ngụ trong tâm trí của một
người. Ví dụ, khi ta có cảm giác sợ hãi, thì thời điểm ta cho phép sự sợ
hãi tiếp cận với tâm trí ý thức của ta cũng chính là lúc những cảm
giác tương tự khác tiếp cận tâm trí ý thức của ta. Vì có sự tồn tại của
cảm giác sợ hãi, cảm giác can đảm không đủ mạnh để thu hút sự chú
ý của tâm trí ý thức. Cảm giác này sẽ “hất cẳng” cảm giác kia. Chúng
không thể cùng tồn tại, bởi vì chúng không hòa hợp với nhau. Vì mỗi
một ý nghĩ trong tâm trí ý thức đều có khuynh hướng thu hút về
phía mình những ý nghĩ hòa hợp và gắn kết. Cho nên, đúng như
bạn đang thấy, những cảm giác, ý nghĩ và cảm xúc nếu muốn thu
hút được sự chú ý của tâm trí ý thức thì cần nhận được sự trợ giúp đỡ
của một đội quân luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ chúng.
Khi gieo vào tâm trí ai đó một tham vọng rằng người đó sẽ thành
công ở mọi mặt, thông qua sự ám thị, bạn sẽ thấy rằng những tiềm
năng của người đó sẽ được đánh thức và họ sẽ được tiếp thêm sức
mạnh. Khi gieo vào tâm trí con trai bạn tham vọng trở thành một bác
sĩ, luật sư, kỹ sư hay một nhà kinh doanh thành công thông qua sự
ám thị, đồng thời tránh tất cả ảnh hưởng không tốt đến con, bạn
sẽ thấy con trai bạn đạt được mục tiêu như mong đợi.
Gây ảnh hưởng lên tâm trí của một đứa trẻ thông qua sự ám thị dễ
hơn tâm trí của một người trưởng thành, vì trong tâm trí của trẻ em
thì không có nhiều phản ứng đối nghịch khiến quy trình “vô hiệu