Một trong những luật sư thành công và có năng lực nhất mà tôi
từng gặp cũng đã áp dụng nguyên tắc tâm lý tương tự như phương
pháp Mark Antony đã sử dụng. Một lần tôi được nghe ông này cãi
trước một bồi thẩm đoàn, ban đầu, sau vài phút nghe ông trình bày
tôi còn tin rằng ông đang say rượu hoặc là bất thình lình bị mất
trí.
Ông luật sư bắt đầu bằng việc tán dương đức hạnh của đối
thủ, và có vẻ như đang ông giúp họ chống lại thân chủ của mình.
Ông bắt đầu bằng câu: “Thưa các vị, mặc dù lúc này tôi không
muốn làm các vị giật mình, nhưng đúng là ở đây có rất nhiều chi
tiết chống lại thân chủ của tôi”, và nhờ vậy ông đã thu hút được sự
chú ý của tất cả mọi người (Tất nhiên, những điểm bất lợi này đã
được nhóm luật sư đối lập chỉ ra trong phiên tòa).
Sau khi tiếp tục nói về những điểm bất lợi này, ông đột ngột
dừng lại, và với sự xúc động sâu sắc, ông tiếp tục: “Nhưng tất cả
những điều tôi vừa trình bày là do các luật sư bên kia đưa ra. Vậy thì
chúng ta đã biết tất cả các lý lẽ của họ là như vậy, còn bây giờ là
những lý lẽ của phía tôi”. Kể từ đó, người luật sư này đánh vào tâm trí
của bồi thẩm đoàn như thể một nhạc sĩ dương cầm đang đánh với
từng sợi dây đàn, và chỉ trong vòng 15 phút, ông đã làm cho họ xúc
động đến rơi lệ. Cuối bài phản biện, ông ngồi phịch xuống ghế,
trông như kiệt sức vì xúc động. Sau nửa giờ hội ý, bồi thẩm đoàn trở
ra và tuyên án vô tội cho thân chủ của ông.
Nếu người luật sư bắt đầu biện hộ bằng cách nêu lên những
điểm yếu của đối thủ và nhấn mạnh quá sớm với bồi thẩm đoàn
về những ưu điểm của thân chủ mình, thì chắc chắn ông sẽ thất
bại. Nhưng, theo như tôi được biết, có thể nói người luật sư này là
một học trò nhỏ của Shakespeare. Ông ta đã áp dụng phương pháp
tâm lý của nhân vật Mark Antony trong hầu hết các phiên bào chữa