hóa” tâm trí bị phá vỡ, và dĩ nhiên là một đứa trẻ thì bao giờ cũng “cả
tin” hơn một người trưởng thành.
Nguyên tắc ám thị còn ẩn chứa trong nó con đường lý tưởng đạt
đến thành công trong việc tổ chức và quản lý con người. Những
người quản lý, quản đốc hay chủ tịch của một tổ chức nếu thất bại
trong việc tiếp thu và áp dụng nguyên tắc này thì cũng chẳng khác
gì họ đang tự tước đi sức mạnh to lớn nhất của mình về khả năng
kiểm soát nhân viên.
Một trong những người quản lý thành công và có sức ảnh hưởng
nhất mà tôi từng biết là người không bao giờ phê bình cấp dưới
của mình. Ngược lại, ông còn luôn tán dương họ! Ông dùng nhiều
hình thức để khích lệ những tiến bộ mà họ đã đạt được. Cho dù trên
thực tế, các nhân viên có yếu kém trong công việc, ông cũng không
bao giờ khiển trách. Bằng cách liên tục tác động vào tâm trí của
nhân viên mình thông qua sự ám thị rằng họ “đang tiến bộ”, những
nhân viên của ông đã dần dần có được những biến đổi tích cực.
Một ngày nọ, người quản lý này dừng lại ở bàn làm việc của một
nhân viên có tình trạng làm việc sa sút. Người đó làm việc theo chỉ
tiêu sản phẩm. Nhà quản lý đã đặt tay lên vai anh ta và bảo: “Jim, tôi
thấy anh làm tốt hơn tuần vừa rồi đấy. Có vẻ như anh đang
truyền nhiệt huyết cho các nhân viên khác. Tôi rất mừng cho anh.
Cứ tiếp tục cố gắng nhé, tôi sẽ luôn ở bên anh”.
Sự việc trên xảy ra vào khoảng 1 giờ chiều. Tối đó, bảng đánh
giá công việc của Jim cho thấy rằng anh đã làm nhiều hơn 25%
khối lượng công việc anh làm trong ngày trước đó!
Nếu ai đó nghi ngờ về những hiệu quả kỳ diệu của sự ám thị, thì
có nghĩa là họ đã không dành thời gian để tìm hiểu về nó.