65
Quanh ta là những con người
ứng xử của ta đối với họ, nên chúng ta có thể thông
qua những phản ứng của người khác mà hiểu được
bản thân mình như thế nào. Chỉ cần ta có thể sáng
suốt và khách quan nhận định, thì mỗi một biểu hiện
của người khác trong giao tiếp với ta đều có thể xem
là sự phản ánh, là thước đo để đánh giá cung cách ứng
xử của ta.
Mặt khác, có thể nói là hết thảy mọi tình cảm buồn,
vui, mừng, giận... của chúng ta đều gắn bó với những
người quanh ta. Họ không chỉ là đối tượng của những
tình cảm đó, mà còn là điều kiện để phát sinh và nuôi
dưỡng chúng. Hiểu được điều này thì có thể biết là
hết thảy mọi quá trình tu dưỡng đều không thể thực
hiện được nếu không có những con người quanh ta.
Không có người khác là đối tượng thì chúng ta không
thể nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, không thể trừ
bỏ những cảm xúc tiêu cực, cũng như hoàn toàn không
thể đạt đến một đời sống an vui, hạnh phúc.
Chính trong ý nghĩa này mà Phật giáo Đại thừa
luôn nêu cao ý nghĩa “hòa quang đồng trần”, không
chấp nhận sự trốn tránh những phiền não, khổ đau
trong đời sống, mà phải đối mặt để vượt qua ngay
chính trong cuộc sống trần tục với những con người
quanh ta. Vì thế mà hình tượng các vị Bồ Tát trong