VÙNG ĐẤT MÀU MỠ TRONG THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA
Nơi khởi nguồn nền văn minh cổ xưa nhất là một hình cung lớn của
vùng đất phì nhiêu màu mỡ trải dài từ phía Tây Bắc vùng vịnh Ba Tư băng
qua toàn bộ vùng đồng bằng Tigris-Euphrates, sau đó dọc theo lưu vực sông
Levant-Jordan về hướng Tây Nam và kết thúc ở Sinai. Những Nhà nước
thành thị chủ yếu ở khu vực Sumer-Akkadi được trình bày trên bản đồ (bao
gồm Babylon, thuộc về giai đoạn lịch sử sau này). Nét đứt quãng xác định
bờ biển của vùng Vịnh trong thiên niên kỷ thứ ba TCN.
Những gì mà người du mục không sở hữu được mô tả tỉ mỉ qua tác
phẩm của người Sumer về một Amorite tiêu biểu:
Một người sống trong lều bị vùi dập bởi gió và mưa, hắn thực sự không
biết lễ cầu kinh,
Bằng một thứ vũ khí hắn biến ngọn núi thành nơi sinh sống,
Tranh giành quá mức, hắn chống lại địa phương mà không biết chùn
gối
Ăn thịt sống,
Cả cuộc đời hắn không nhà không cửa,
Khi hắn chết không được chôn cất.
Đoạn văn này giống như miêu tả một loài động vật: không có cách cư
xử hay sự nhã nhặn - ngay cả về cái chết - không có tôn giáo hay thậm chí
không có lửa để nấu ăn, những người du mục luôn tự dấn thân vào những sự
tranh giành đẫm máu với những chủ đất “văn minh” hơn. Đằng sau sự miêu
tả này, chúng ta có thể nhận thấy thành kiến của những tên đế quốc đối với
lịch sử, những người vô tình thừa nhận tính ưu việt của họ cả về đạo đức lẫn
kỹ thuật, vượt quá những người mà họ cho là thứ yếu và chính vì thế quyền
năng thần thánh của họ đối với bất cứ điều gì đều có giá trị, đặc biệt là đối
với đất.
Nhờ vào kết quả của những nhà khảo cổ tiên phong, những người đã
khai quật nhiều thành phố cổ của người Sumer trong suốt thế kỷ này và giải