NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 103

nguyên tắc luân lý: một người trưởng thanh, trong nội tâm, có tính hung hãn
chống lại bố mình và đè nén sự hung hãn này vì “Luân lý cấm đoán việc tấn
công lại cha mình dù dưới bất cứ hình thức nào”).

Sự hung hãn cấu trúc theo thể tạng.

Được thấy nơi những người dễ xúc động và hung bạo, những người

mắc chứng động kinh, ở vài chủng tộc.

Người mắc chứng paranoia (hoang tưởng) cũng có tính hung hãn thể

tạng, và tỉnh táo, không ngừng cảnh giác và không bao giờ hòa hoãn.

Tính hung hãn thụ đắc.

Đó là các tính hung hãn ngẫu nhiên, hậu quả của một tình trạng tâm

lý, cũng có thể do tai nạn. Chẳng hạn trong các trường hợp tính nhạy cảm
quá mức, trong các vụ va chạm tự ái trong các tình huống đam mê.

Các chấn thương sọ não thường khi cũng để lại những rối loạn về cá

tính, đôi khi khởi phát tính hung hãn.

Người ta cũng bắt gặp tính hung hãn hậu phát trong bệnh phân liệt,

những người bị thần kinh hoang tưởng (chủ thể nghe “tiếng nói” bắt anh ta
phải hung hãn), ở những người mắc chứng hoang tưởng bị truy hại, những
kẻ thích truy hại, những người có tính ghen hoang tưởng, v.v…

Thế còn người hung hãn của chúng ta trong những trường hợp đó thì

sao?

Thì anh bạn hung hãn của chúng ta sẽ đơn giản núp trong cơ chế bù

trừ trước nỗi sợ hãi và trước sự trốn chạy do cơn sợ hãi này ra lệnh.

Trước sự sợ hãi? Thái độ của anh ta dường đã cho thấy không những

anh ta không sợ, mà trái lại anh ta không bao giờ biết sợ là gì.

Trốn chạy à? Đơn giản anh ta sẽ tấn công, anh ta lao tới trước, anh ta

đâm đầu tới trước, ngay trước khi người ta chạm phải anh ta.

Rồi sao nữa?… chúng ta lại rơi vào cái trò chơi của sự mệt mỏi trở

thành cuồng động và được xem như một hành động cương quyết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.