đoạn chồng chéo của sự nhút nhát. Bây giờ anh ta đang nhút nhát, nhưng rồi
đây tùy theo các tình huống anh ta sẽ là người cầu toàn, và ngày mai sẽ là
người hung hãn. Chúng ta đều biết các điểm tệ hại của người nhút nhát là:
sự bất lực, tình trạng “không thể muốn“, tình trạng không thể thích ứng với
một hoàn cảnh.
Nói tóm lại:
– Sự nhút nhát và chứng quá xúc cảm thường hay liên kết với nhau.
– Đối với người nhút nhát luôn có trường hợp co rút người lại hoặc
sự ngoại xuất mãnh liệt.
– Người nhút nhát luôn “nghiền ngẫm các thất bại của mình, mà
điều đó làm gia tăng tính nhút nhát.
– Khát vọng của người nhút nhát (đôi khi rất thông minh) bị tính
nhút nhát ngăn trở, vì thế mới phát sinh ra sự kiêu ngạo (an toàn)
– Tùy theo các tình huống, người nhút nhát luôn khởi phát những
hành động phản xạ bảo vệ (thái độ xấc láo, cau có, khô khan).
Mỗi tình trạng của cơ chế này lần lượt sẽ mang đến cho anh ta sự an
toàn của thời điểm, nhưng như thế chưa phải là hết!
Bởi vì tính nhút nhát đó có thể được cấy ghép nhiều hiện tượng khác
dù một phần hay hoàn toàn: tính ái kỷ, tính tội lỗi, sự tự trừng phạt, nỗi lo
hãi, sự đồng tính luyến ái, đè nén.
PHƯƠNG CÁCH CHỮA TRỊ TÍNH NHÚT NHÁT
Tính nhút nhát có thể được chữa khỏi không? Được. Có một phương
pháp chữa trị nào cho tính nhút nhát không? Không.
Nhưng lại có một cách điều trị nào đó cho một loại nhút nhát nào đó.
Chúng ta nên nhớ là gần như có bao nhiêu loại hình nhút nhát cho bấy nhiêu
người nhút nhát. Và “tính nhút nhát” đôi khi là một nhãn hiệu bao phủ nhiều
đường dẫn hoàn toàn khác nhau…!