Và chúng ta đang ở vào năm 1768. Bà Mesmer có một cô hầu gái
tên Franzl Gesterlin, mà sức khỏe tiều tụy sẽ là vật thí nghiệm của Mesmer.
Thế cô Gesterlin bị bệnh gì đây? Gần như đủ mọi thứ… tê liệt tạm thời, rối
loạn tiêu hóa, bị nôn mửa từng cơn, suy nhược, sợ hãi, ngất xỉu, mù lòa nhất
thời. Nói tóm lại là bị ưu uất. Và cách trị liệu của Mesmer đã chữa lành
người phụ nữ này.
Tiếng tăm lẫy lừng đã tôn vinh Mesmer, ông luôn tin tưởng vào công
việc làm của mình và dám thách thức các đại giáo chủ khoa học của thời đó.
Tên ông nổ rền và tiếng tăm vang dội. Nhưng Mesmer, với một bộ óc thực
tế, thấy rằng việc chữa trị từng người một mất quá nhiều thời gian…
Và ông đã sáng chế ra cái thùng gỗ cho tập thể! Và các bệnh nhân sẽ
được lùa vào trong giáo đường từng loạt…
Nhiều người tiếng tăm cầm vào các thanh thép kia. Nhà văn La
Harpe cũng có mặt, kể cả Quận công Paul của Nga! Như thế, dường như
mọi việc đều tốt, và tác dụng của thôi miên đã được dành cho những người
quyền quý nhất…
Nhưng hai sức mạnh khác vẫn đang canh chừng: Y Khoa và Thời
Trang.
* Thời trang. Hãy tưởng tượng xem các mệnh phụ phu nhân của
thời đó bàn cãi về thuật thôi miên! Thế những người đó đã không làm như
thế khi thổ lộ hết các mặc cảm của mình với Freud hay sao?
* Y khoa. Và chính các giáo sư đã công nhận cái luận án táo bạo
của Mesmer, cũng đang chờ đợi cơ hội. Nó xuất hiện dưới hình dáng của
một thiếu nữ trẻ bị mù (Thérésa von Paradis), một nhạc sĩ dương cầm được
Nữ Hoàng bảo trợ. Không một liệu pháp nào, và cho dù chính các nhà nhãn
khoa nổi tiếng nhất của Vienne chữa trị cũng không đem lại được một kết
quả nào.
Trong nỗi tuyệt vọng, người ta đưa cô ta đến Mesmer… và ông đã
làm cho cô ta nhìn thấy trở lại sau một liệu pháp chặt chẽ. Câu chuyện này
có đáng tin không? Có thể, nhưng lại là thật. Đây là chứng mù vì bệnh ưu