uất. Bây giờ hãy nghe xem… Một khi thị lực được khôi phục lại, cô gái này
không còn chơi đàn hay như trước nữa. Và lợi tức từ công việc đó có nguy
cơ ra đi. Các bác sĩ khám cô gái đó và nhìn nhận cô gái đã tìm lại được thị
giác, nhưng lại từ chối việc cô ta có thể nhìn thấy bởi vì cô ta không biết tên
gọi của các đồ vật! (Nhưng cô gái này đã bị mù từ năm lên ba!) Và các bác
sĩ bắt đầu nguyền rủa Mesmer, và chính ông đã kể lại, bằng cách nào mà
ông bố điên tiết của cô gái đã xông vào nhà ông với một thanh kiếm trong
tay.! Nhưng rồi thị giác lại rời bỏ cô gái (điều này chứng minh bệnh này là
do bệnh ưu uất). Mesmer bị.tống ra khỏi trường đại học và đã qua Pháp để
ẩn náu.
Và như một việc thường xảy ra, một ủy ban được chỉ định để nghiên
cứu Học thuyết của Mesmer không hề bận tâm đến việc xem Mesmer có
chữa trị được hay không; nhưng chỉ cần phát hiện độ chính xác của các lý
thuyết của ông mà thôi! Nhưng lý thuyết gì? Và “tác dụng thôi miên” là gì?
Không thể có một chứng minh nào cả, và các lần chữa lành bệnh của
Mesmer được xem… là trí tưởng tượng. Và mọi chuyện bị chìm vào trong
quên lãng.
THÔI MIÊN VÀ SỰ ÁM THỊ
1814. Mesmer đã chìm vào trong bóng tối… nhưng phương thức của
ông ta vẫn còn. Ông Puységur, một sĩ quan nổi tiếng trong quân đội, một
nhà nghiên cứu thuật thôi miên trong điền sản của ông tại Soissons. Nhưng
lần này không còn có màn, nhạc hay nghi lễ nào nữa. Điều kỳ diệu bắt đầu
chiếm chỗ của khoa học! Chỉ cần một cái cây, một cái cây to lớn bị thôi
miên cũng đủ cho ông rồi. (mà Frankini tuyên bố rằng ông không cần được
thôi miên để có từ tính…)
Một hôm (một câu chuyện được nhiều người biết đến) một người
chăn cừu trẻ tuổi “bị thôi miên” không hề vặn người. Thay vào đó, anh ta
ngủ. Không phải vì mệt mỏi hay dửng dưng nhưng một giấc ngủ rất kỳ lạ…
Người ta gây tiếng ồn, người ta la hét, nhưng không ăn thua gì. Người chăn
cừu này không thức dậy. Còn hơn thế! Anh ta đứng lên, bước đi, nói chuyện
và tuyệt đối tuân theo lệnh của ông Puységur… mà chưa chi ông ta nghĩ