NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 120

nhận thấy:

– anh ta co rút các cơ gấp để xếp cánh tay lại.

– rồi anh ta thả các cơ duỗi để giữ cho nó thẳng.

Trong lúc thôi miên, người ta nhận thấy chủ thể tỏ ra biết vâng lời,

trong một chừng mực nào đó thôi! đối với người điều khiển. Anh ta trả lời
và thi hành vài lệnh. Các lệnh phải được thực hiện sau giấc ngủ thôi miên,
thường được thực hiện hơn; nhưng người ta vẫn chưa nhận thấy một hành
động được hoàn tất nếu nó xung khắc một cách trầm trọng với cảm tính đạo
đức của chủ thể.

Có thể nào người ta làm cho một người nào đó ngủ ngoài ý

muốn của chính anh ta không?

Vào thời của Charcot, người ta tin là được. Thời đại ngày nay điều

đó bị phủ nhận. Dù cho chưa phải là một khái quát, nhưng một người mắc
chứng ưu uất có thể bị thôi miên ở mức tối đa… mà điều đó không có nghĩa
là bất cứ người bị thôi miên nào cũng đều mắc chứng ưu uất.

Babinsky khẳng định rằng:

– chủ thể không mất trí nhớ trong lúc bị thôi miên

– giấc ngủ mê là không hề vô thức

– và chủ thể không hề mất đi sự kiểm soát của ý muốn chủ động; và

vì thế anh ta sẽ không thi hành một cách mù quáng các mệnh lệnh của người
điều khiển.

Và Babinsky còn nói thêm: “Trong các tình huống nghiêm trọng,

những người bị thôi miên làm chủ trở lại các hành động của họ trong chừng
mực giống như khi họ ở trong tình trạng tỉnh táo” Lời nhận xét này gợi lại
câu chuyện buồn cười được Janet kể lại “Một người điều khiển trình diện
một người bị thôi miên trước các sinh viên y khoa và cho phép họ đưa ra
các gợi ý. Một trong các sinh viên đó đề nghị cô ta lột hết quần áo của mình
ra. Khi nghe câu nói này, cô bị thôi miên đó bất ngờ tỉnh dậy và phẫn nộ bỏ
đi ra ngoài… Để kết thúc, điều này làm cho người ta yên tâm hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.