Đúng vậy, người ta thường nhận thấy vài rối loạn mau chóng biến
mất. Các triệu chứng cũng thế. Tuy nhiên các kết quả đó không vĩnh viễn.
Tại sao? Bởi vì căn nguyên sâu kín vẫn còn.
Những triệu chứng được sản sinh bởi căn nguyên sâu sắc đó; và nếu
một triệu chứng biến mất, thì có rất nhiều cơ may cho một triệu chứng khác
sẽ thế vào chỗ đó. Loại bỏ cái thứ hai thì cái thứ ba sẽ xuất hiện… Điều này
chứng minh rằng cái căn nguyên bệnh hoạn không thể nào bị thuật thôi
miên loại trừ được.
Như thế sẽ là một chuỗi dài của triệu chứng được khởi phát từ một
căn nguyên lúc nào cũng tồn tại trong chiều sâu (mà chứng ưu uất là một thí
dụ điển hình).
Bởi vì nếu muốn giết một con rắn, người ta không chỉ cần chặt có
cái đuôi mà thôi…
CHỨNG RỐI LOẠN THẦN KINH.
Chúng ta không được quên điều này (mà chúng ta sẽ còn gặp nhiều
lần nữa trong tác phẩm này): chứng rối loạn thần kinh đôi khi được biểu
hiện như một cơ chế an toàn nội tại. Một người rối loạn thần kinh lúc nào
cũng phải ẩn mình trong chứng bệnh để tìm sự an toàn cho tinh thần. Vì
người đó phải tìm sự an toàn, nên đó là điều tất nhiên khi người đó lại cần
đến chính chứng bệnh của mình (dù cho có ý thức hay không). Nói chung,
một người rối loạn thần kinh không bao giờ than phiền chứng bệnh của
mình. Người đó chỉ than phiền điều làm cho người đó đau khổ. Nhưng điều
làm cho người đó đau khổ không phải là chính chứng bệnh, vì nó đã trở nên
vô thức rồi. Nhưng chứng rối loạn thần kinh đó tạo ra các triệu chứng;
những triệu chứng này rất nhức nhối và người bệnh muốn chỉ loại bỏ chúng
mà thôi.
Đây là một thí dụ đơn giản: Người cầu toàn (Xem lại mục này)
Thí dụ một người cầu toàn đang đau khổ vì cô độc, bị ruồng bỏ, dễ
xúc động và nhút nhát. Vì thế anh ta muốn được chữa khỏi tính dễ xúc động
đó, sự cô đơn, sự nhút nhát đó, mà chúng chỉ là những triệu chứng mà thôi.