Nhưng anh ta có muốn được chữa khỏi chứng rối loạn thần kinh sâu kín kia
không: sự cầu toàn của anh ta đó? Không… bởi vì sự cầu toàn là sự an toàn
của anh ta.
Như thế, người ta thấy trong trường hợp này, thuật thôi miên là vô
hiệu. Ý muốn của người điều khiển sẽ xung đột với ý muốn sâu thẳm của
người bệnh, và sẽ không có kết quả nào hết. Ở đây, chỉ tâm lý trị liệu theo
chiều sâu mới hiệu nghiệm. Vì thế chúng ta nên trả thuật thôi miên về đúng
giá trị đích thực của nó, mà nó khá là to lớn.
CHARCOT, Ở LA SALPÉTRÌERE
Với giáo sư Charcot (1825–1913), bác sĩ chuyên về bệnh thần kinh
tại bệnh viện La Salpétrière, việc nghiên cứu thuật thôi miên bước vào giai
đoạn… có thể gọi là chính thức đi. Hay hơn nữa! Là nó mang tính khoa học
đi. Charcot, phụ trách các bệnh về thần kinh, đã nhận thấy tầm quan trọng
của thuật thôi miên, luôn được đề cao hay loại bỏ một cách sôi nổi.
Nhưng Charcot là một bác sĩ chuyên về bệnh thần kinh chứ không
phải là bác sĩ chuyên về tâm bệnh học. Về thần kinh học, ông phụ trách về
những hiện tượng sinh lý của người bị thôi miên, những hành vi và phản xạ
của người đó. Việc này khiến ông bỏ qua một bên các hiện tượng tâm lý.
Một nguy cơ của việc chuyên môn hóa.
Chúng ta phải ghi nhận là Charcot chưa bao giờ thôi miên một người
nào. Và chúng ta có thể tưởng tượng được cảnh ông bước vào trong căn
phòng… và các học trò giới thiệu với ông một người đang bị thôi miên.
Dù sao Charcot cũng có lý… Vì nhận thấy việc nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý là rất tế nhị, ông muốn trước tiên phải biết rõ các tính chất vật
lý của những hiện tượng bất thường đó để dễ dàng nhận ra chúng bằng các
biểu hiện, hầu không bị nhầm lẫn với sự giả vờ. Tôi xin nhắc lại là Charcot,
trước hết, muốn nghiên cứu các hành vi và phản ứng của những người được
cho ngủ bằng thuật thôi miên.
Vì vậy ông Charcot vĩ đại lại bắt tay vào việc nghiên cứu các hiện
tượng sinh lý của thuật thôi miên. Nhưng có một điều này: môi trường ở La