NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 124

Salpétrière chỉ “cung cấp” những phụ nữ mắc chứng ưu uất (như thể dễ bị
thôi miên) để cho ông theo dõi. Vì thế Charcot đi từ một trường hợp riêng
biệt đến một trường hợp tổng quát quá dễ dàng. Ông mới tuyên bố là chỉ
những loại bệnh nhân đó mới thích ứng cho thuật thôi miên!… Đối với ông,
các hiện tượng của thuật thôi miên là những hiện tượng bất thường.

BERNHEIM, HOẶC CUỘC TUYÊN CHIẾN

Bernheim, theo trường phái Nancy, không bao giờ đồng ý gì hết và

không ngần ngại gì hết để nói điều đó.

Chỉ có các bệnh nhân mới dễ bị thôi miên thôi à? Không hẳn thế,

Bernheim đáp lại! Thuật thôi miên là một hiện tượng rất tự nhiên và phần
lớn con người đều có thể bị thôi miên.

Ông ta tuyên bố như sau “Cái mà người ta gọi là thuật thôi miên chỉ

là việc cho hoạt động một đặc tính bình thường của não bộ: tính dễ bị ám thị
nghĩa là khả năng bị một ý nghĩ chi phối một cách tuyệt đối. Không hề có
thuật thôi miên: ở đây tôi muốn nói là không hề có một trạng thái đặc biệt,
bất thường nào đáng được gọi như thế; chỉ là các chủ thể ít nhiều dễ bị ám
thị mà người ta có thể đưa ra những gợi ý, cảm xúc, hành vi, ảo giác…”

Thế chúng ta kết luận như thế nào đây?… Kết luận rằng các khả

năng bị thôi miên lại phụ thuộc vào trạng thái của cơ thể ngay trong thời
điểm đó; và các hiện tượng của thuật thôi miên bắt nguồn từ một căn
nguyên tâm thần: tính dễ bị ám thị mà chúng ta sẽ xem xét ở đoạn sau.

BABINSKY, NGƯỜI ĐƯA RA KẾT LUẬN…

Joseph Babinsky (1857–1932) công nhận các quan điểm của

Bernheim.

Đối với ông, thuật thôi miên là sự ám thị, được tăng cường bởi tình

trạng không thể kiểm soát. Ông xem thuật thôi miên như “một tình trạng
tâm thần bắt chủ thể đang chịu tác động, có khả năng tuân theo những gợi ý
của người khác”. Đề cập đến bệnh u uất, ông ta không xem đó là một căn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.