lớn… Và chính trên lối đi này, Hitler tiến bước một mình, không cận vệ,
trong tiếng ca vang và đại bác nổ rền từ xa… Có vẻ giả tạo quá phải không?
Đương nhiên rồi. Nhưng rất khích động vì một cảm xúc mãnh liệt.
Bởi vì ngay lúc đó, chỉ cần đưa ra một mệnh lệnh nào đó cũng đủ lôi
cuốn đám người đó như một cơn thủy triều…
Và những cuộc diễn hành đúng nhịp như một màn vũ balê rầm rộ và
oai hùng! Điệu nhạc với tiếng trống định âm vang động? Mà điều đó làm
cho người chống chủ nghĩa quân phiệt hăng say nhất cũng phải nghĩ “…
cảnh tượng đó làm cho tôi cảm thấy như thế nào ấy…”. Vẫn là sự ám thị
khêu gợi cảm xúc.
THẾ ÁM THỊ LÀ GÌ?
Chúng ta không nên nhầm lẫn sự gợi ý với sự thuyết phục.
Nếu tôi muốn thuyết phục anh, tôi tìm đến lý trí của anh. Tôi sẽ cố
dành cho được sự tán thành tự nguyện và ý thức của anh. Anh sẽ được
thuyết phục khi anh nhìn nhận tôi có lý và đồng ý với các lý lẽ của tôi.
Nếu tôi muốn ám thị anh, tôi sẽ áp dụng một phương pháp khác
hoàn toàn. Tôi sẽ nhắm vào tính dễ bị ám thị của anh… mà dường như đó là
điều hiển nhiên. Để làm việc đó, tôi không được quan tâm đến ý thức và lý
trí của anh và phải đánh trúng vào các trung tâm thần kinh vô thức; mà điều
đó đòi hỏi những tình huống đặc biệt, bởi vì ít nhiều gì lý trí và ý thức cũng
phải bị loại bỏ. Vì vậy, người ta sẽ bị ám thị chỉ khi nào khả năng chống đối
có chủ ý không còn nữa.
TÍNH DỄ BỊ ÁM THỊ LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Đó là một tình trạng tinh thần cho phép một người dễ dàng tuân theo
một cách tuyệt đối các mệnh lệnh được ban ra.
Tình trạng đó có thể được biểu lộ trong các trường hợp sau đây:
* Tính dễ bị ám thị có thể bắt nguồn từ sự ngây ngô và tính cả tin.
Đó là những người “tin đủ mọi chuyện”. Nhưng đó chưa phải là tính dễ bị
ám thị theo đúng nghĩa của nó.