Kỷ niệm
Kỷ niệm nằm trong vùng vô thức của mỗi cá nhân, và nhiều vô số
kể; mà một số “kèm theo” những cảm xúc dễ chịu hoặc khó chịu. Chúng ta
sẽ thấy tầm quan trọng lớn lao của kỷ niệm trong tâm phân học.
Có rất nhiều kỷ niệm bị chôn vùi (“quên mất”) trong một thời gian
dài, đôi khi suốt cả một đời người. Mặc dù vậy, chúng vẫn được in sâu trong
trí nhớ. Vì vậy người ta hiểu được là chúng có thể tạo ra và hiệu quả ngoài
tầm hiểu biết của chủ thể.
Trong vài trường hợp (thôi miên, giấc mơ, sốc cảm tính, chấn
thương sọ não, tâm pháp gây mê, gây mê phẫu thuật, v.v…) nhiều kỷ niệm
bị lãng quên bất ngờ trồi lên ý thức.
Thói quen.
Thói quen cũng thuộc phạm vi của Vô thức. Nói cho đúng, thói quen
là một “tật” bình thường và có thể trở nên ý thức ngay lúc nó xảy ra.
Thói quen gồm phần lớn những hành vi cơ động, nhiều ý kiến, khẩu
hiệu nội giới, nhiều phán xét được học hỏi. Báo chí, Đài phát thanh và
Quảng cáo cũng thường xuyên tham gia vào! Nhưng nếu hiệu quả của một
thói quen thường là ý thức, điều đó không giống những nguyên nhân thầm
kín tạo ra thói quen đó.
Trong tâm lý học, thói quen đóng một vai trò chủ yếu: vì vài “tật”
cho thấy một tình trạng cảm tính bị rối loạn.
Tôi liệt kê ra đây các “tật” thông thường:
Châu mày – trợn mắt – hít mũi – sịt mũi – liếm môi – chứng nhai
không –nhổ vặt – ho – tiếng khạc – nhún vai – vươn cổ dài ra – v.v… tất cả
những tật này được làm ngay tức thì trong nháy mắt. Đây là các tật thường.
Có nhiều tật với nguyên nhân phức tạp hơn:
Chỉnh sửa nút cà vạt lại – mút ngón tay cái – gặm móng tay – vuốt
lỗ mũi – v.v…