của hàng tỷ thí nghiệm của con người đã thực hiện được trước đây nhưng
vẫn còn tồn tại trong người đó…
Vì thế, đối với Freud, Vô thức không phải lúc nào cũng trồi lên bề
mặt của ý thức. Vì vậy phải có một vô thức “trung gian”, có khả năng trở
thành ý thức khi có dịp… Đó là:
Cái “ấy”
Từ này, có vẻ hơi bình dân, nhưng lại là một sự hợp lí vững chắc.
Mỗi người chúng ta đã không từng thốt lên như sau: cái đó mạnh hơn tôi,
tôi không thể cưỡng lại được. Cái ấy mạnh hơn tôi được cắt nghĩa như:
“Trong tôi có cái gì đó thúc đẩy tôi phải thực hiện hành động đó trong khi
tôi không hề ý thức muốn làm”. Tôi lấy lại cái thí dụ tầm thường của người
phải đứng lên nhiều lần để kiểm tra cái khóa ga. Người đó không ý thức
muốn làm việc đó, nhưng một thôi thúc vô thức buộc người đó phải làm như
thế. Vì vậy người đó mới nói: “cái ấy”, mạnh hơn tôi.
Cái “ấy” cũng được gọi là Tiềm thức. Nó chỉ định toàn bộ những
khuynh hướng dẫn dắt với hoạt động của chúng ta.
Vô thức và cái “ấy” có một mối liên hệ rất chặt chẽ. Là điều tự
nhiên, bởi vì cả hai tạo thành bình chứa u tối của những bản năng, thói quen
và kỷ niệm, v.v…
Cội rễ của “cái ấy” (tiềm thức) chìm sâu trong Vô thức… Tác động
hỗ tương của chúng thật phi thường.
Như vậy, “cái ấy” là toàn bộ những sự kiện tâm lý nhất thời thoát
khỏi tầm ý thức của chúng ta. Để cho chúng “trồi lên mặt”, cần phải có vài
trạng thái đặc biệt (chẳng hạn như giấc mơ trong đêm, thôi miên, tâm phân
học, v.v…). Trong “cái ấy” có quá nhiều cảm xúc và kỷ niệm “bị lãng
quên”. Trong khi phần lớn những kỷ niệm và cảm xúc đó vẫn giữ nguyên
giá trị cảm xúc. Chúng giống như thỏi “nam châm” tâm lý bị đọng lại trong
thâm tâm của chúng ta, và thu hút những tình huống liên quan đến chúng.