Làm thế nào để khám phá sự hiện diện của những “vệ tinh” của tiềm
thức đó? Chỉ khi nào các triệu chứng trồi lên bề mặt của ý thức.
Thí dụ: một người bị chứng lo hãi. Chính sự lo hãi đó không phải là
căn bệnh, mà chỉ là triệu chứng của một căn bệnh trong “cái ấy” mà thôi (=
tiềm thức). Chúng ta sẽ thấy điều này ở phần sau:
Tóm lại:
a) người chèo ghe tượng trưng một con người ý thức.
b) cái đáy hồ, không nhìn thấy được, tượng trưng “cái ấy” (tiềm
thức).
c) thỉnh thoảng, từ đáy hồ thả lên vài bọt hơi (triệu chứng) tự vỡ trên
mặt nước (ý thức) và báo là có “cái gì đó” đang xảy ra ở dưới đó. Nếu các
bọt hơi đó đủ mạnh, chúng có thể làm cho chiếc ghe chao đảo. Đây là chứng
rối loạn, mà chúng tôi sẽ đề cập sau.
Tiềm thức và “cái ấy” hoạt động qua trung gian vài trung khu thần
kinh. Chúng ta sẽ thấy tiềm thức của con người có thể có một uy lực phi
thường và một sức mạnh khủng khiếp. Người ta nhận thấy mỗi khi nó bộc
phát thì không một kiểm soát hay một kiềm hãm nào có thể ngăn cản
được… Người ta nhận thấy hiện tượng này trong mặc cảm, ám ảnh, chứng
rối loạn thần kinh, tình trạng nhị hóa nhân cách,v.v…
Nhưng cũng có nhiều cảm xúc tinh thần mà uy lực vô thức mặc sức
tung hoành. Đó là trường hợp của bệnh Hưng Phấn– Trầm Cảm, được nói ở
đoạn sau. Với trường hợp này, sự giải tỏa các bản năng không còn quan tâm
đến đạo đức, kiểm duyệt, và điều cấm kỵ. Tất cả những lề lối được xã hội
thiết lập từ ngàn năm qua, sẽ bị quét sạch như lá vàng rơi… Và một câu hỏi
được đặt ra:
THẾ TIỀM THỨC LÀ HỢP VỚI ĐẠO ĐỨC HAY PHẢN ĐẠO
ĐỨC
Câu hỏi này rất chủ yếu. Tiềm thức không hề đạo đức hay trái với
đạo đức. Nó tập hợp toàn bộ các khuynh hướng, ước muốn, bản năng của