chúng ta. Nếu người ta tự đặt ra câu hỏi “một đứa trẻ hai tháng tuổi có đạo
đức hay không?”, thì sẽ không có nghĩa gì cả, bởi vì đứa trẻ đó chỉ sống dựa
vào những bản năng thầm kín của nó.
Vì thế tiềm thức không thuộc phạm vi đạo đức, nó đơn giản không
quan tâm đến đạo đức mà thôi. Tiềm thức không cần biết đến đạo đức, đến
các quy ước xã hội, gia đình, luân lý, đạo lý tình dục. Tiềm thức (như đối
với con vật và đứa trẻ nhỏ) chỉ hướng đến việc thỏa mãn và càng mau càng
tốt, một cách thật vị kỷ, các nhu cầu thể chất và sinh lý. Những nhu cầu đó
được gọi là xung năng.
Như vậy: a) tiềm thức (cái ấy) là bồn chứa chính của các bản năng.
b) xung động là những khuynh hướng xuất phát từ tiềm thức nhưng
đòi hỏi được thực hiện theo một nhu cầu đặc biệt nào đó.
Thí dụ: Một người đàn ông bị thu hút về tính dục với một phụ nữ.
a) “cái ấy” sẽ là bản năng tính dục chung.
b) “xung động” sẽ hướng dẫn bản năng đó đến người phụ nữ kia.
“BẢN NGÔ
Chúng ta đều ý thức rằng “Bản Ngã” của chúng ta không phải là
“Bản Ngã” của những người khác. Vì thế “Bản Ngã” là một nhân cách đặc
thù của mỗi cá thể.
Và nếu người ta nói “Theo Tôi”, tôi làm như thế này, điều đó có
nghĩa là chúng ta ý thức làm việc đó, theo ý riêng một cách chủ động.
Nhưng tại sao trên bảng sơ đồ, người ta đặt “Bản Ngã” nằm trong
phần của tiềm thức?
1) Trước tiên, đứa trẻ sống dựa vào tiềm thức bản năng (“cái ấy” của
nó), nó chưa ý thức được “mình là gì”. Nó không nói “tôi”, nó không dùng
ngôi thứ nhất để nói “tôi”, mà dùng ngôi thứ ba để xưng hô.
2) Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Những hoàn cảnh bên ngoài bắt đầu
“bắn” vào tiềm thức của đứa trẻ.