– Coi nào, hãy cố vượt qua cái mệt đó đi, đâu phải lúc tỏ ra mệt mỏi
đâu.
– Mệt hả? Nhưng anh là đàn ông mà, đúng không vậy? Vì thế hãy cố
lên nữa đi.
– Mệt rồi à!… Anh chỉ cần ráng thêm một chút nữa thôi!
– Tôi à, mệt hay không cũng vậy thôi, tôi cứ tiếp tục như thường!
– Mệt mỏi hả? Tôi không biết (muốn ám chỉ “… vì vậy tôi không
thể hiểu những người tỏ ra mệt mỏi; tôi khinh bỉ họ, họ chỉ phải ráng lên
thôi”)
– Anh cảm thấy mệt và sa sút tinh thần à? Quên nó đi và cố lên.
– Anh bị sa sút tinh thần à? Chuyện tưởng tượng. Cố thêm một chút
nghị lực thử coi!
Trước một tràng trách móc ngu xuẩn đó, người mệt có thể làm gì
khác được chứ?
Người đó sợ bị khinh bỉ. Anh ta sợ xấu hổ và cố đứng thẳng người
lên. Và tiếp tục. Bất chấp mọi thứ khác. Dùng tất cả các loại kích thích có
thể giúp anh ta “vượt qua” cơn mệt. Anh ta cố gắng hết lần này đến lần
khác. Nhưng bởi vì người đó đã mệt nên sự cố gắng càng khó nhọc hơn nữa.
Giống như thể anh ta phải gồng hết sức mình để mở cho được một cánh
cửa… Và người mệt mỏi ngoan cố, kiên trì thêm và không mấy chốc dẫn
đến cái được gọi là siêu–mệt rồi đến sự kiệt sức.
Chúng ta hãy trở về cái bảng trên và quan sát tình trạng của con
người tự nhiên. Cái tình trạng tự nhiên này có thường xuyên không? Không!
Nó chuyển dịch giữa hai thái cực. Nó như một cơn sóng nhẹ nhàng, nó đang
đưa giữa cái có và cái không, giữa cái trũng và cái chóp. Một sự hoạt động
tự nhiên sẽ như sau:
a) Anh ta làm việc không vội vả. Hành động chính là bản chất của
con người, công việc đó có thể bằng chân tay, sức lực, trí tuệ v.v…