b) Cái hành động đó tạo ra một cảm giác: sự mệt mỏi tự nhiên mà
đúng ra nó phải rất dễ chịu vì là tự nhiên.
c) Hành động giảm dần rồi ngưng hẳn. Con người nghỉ ngơi trong sự
thư giãn hoàn toàn.
d) Anh ta lấy sức lại, rồi bắt đầu hành động trở lại.
Vì vậy con người bình thường phải hoạt động đều đặn, rồi nghỉ ngơi,
và nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục hoạt động trở lại. Với khoảng giữa nghỉ ngơi
ấy được xem là cái tín hiệu coi trọng sự mệt mỏi.
Bây giờ chúng ta hãy quan sát con người được nói ở trên.
a) anh ta làm ẩu (vì đang mệt)
b) anh ta càng mệt nhiều hơn nữa
c) anh ta cố nén cái mệt dữ dội này và
tiếp tục hành động.
d) để anh ta đến sự quá mệt
e) anh ta đè nén sự quá mệt để đón lấy
sự kiệt sức.
CÁC HIỆU QUẢ TỨC THÌ CỦA SỰ KIỆT SỨC
Sự kiệt sức tạo ra hai phản ứng:
a) sự suy nhược
b) sự bồn chồn
Khi thì thế này lúc thì thế kia. Không có sự suy nhược nào mà không
có sự bồn chồn, và cũng không có sự bồn chồn nào mà không do suy nhược.
Vả lại đó là đặc tính của người kiệt sức. Anh ta dao động không ngừng giữa
hai thái cực đó. Cái cơn sóng bình lặng của sự bất ổn tự nhiên đã biến thành
một ngọn sóng kinh hoàng, không ngừng chạm đến các thái cực kia.
Vì vậy con người kiệt sức là bức biếm họa của một người mệt mỏi
tự nhiên.