a) Cái trũng trở nên sâu hơn và biến thành sự suy nhược.
b) Cái chóp cường điệu các hiệu quả của nó và trở nên sự bồn chồn.
Với quy tắc sau:
– anh ta hành động.
– anh ta mệt
– anh ta nghỉ ngơi
– rồi anh ta hành động tiếp
lại biến thành:
– anh ta bồn chồn
– anh ta kiệt sức
– anh ta không còn nghỉ ngơi được
nữa
– anh ta lại bồn chồn rồi bị suy nhược,
v.v…
Và đây sẽ biến thành một phản ứng khủng khiếp có diễn biến không
ngừng nghỉ. Bởi vì sự kiệt sức như một độc dược, một đằng nó tạo sự sững
sờ (suy nhược) và đằng khác là sự khích động (bồn chồn).
Vì sao người suy kiệt bị khinh bỉ.
Trong tình trạng suy nhược, hành động bị hạn chế tối đa; người suy
kiệt có những cử chỉ hết sức chậm rãi với một mục đích tiết kiệm năng
lượng chủ yếu. Anh ta thường than vãn về chứng mất ngủ và mệt lử. Sự gầy
người xuất hiện thường xuyên, các chức năng tiêu hóa bị xáo trộn. Các run
rẩy do mệt nhọc có thể xuất hiện cùng với sự giảm thị lực, và các rối loạn về
tim mạch v.v…
Sự suy nhược tự động sản sinh những khó khăn trong hành động chỉ
vì không có khả năng hành động. Năng lực không còn đủ để đảm nhận các