NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 211

Thí dụ: Một người điều khiển gợi ý dưới thôi miên “Đến mười giờ,

anh sẽ đi ra ngoài và cầm theo cây dù”. Sau đó người bệnh được đánh thức.
Và đúng mười giờ, người này đứng lên và cầm cái dù. Người điều khiển hỏi
lý do. Người kia đúng ra phải trả lời như sau “Tôi đứng lên và cầm cây dù
đúng theo những gì ông đã gợi ý với tôi”…Nhưng anh ta lại trả lời hoàn
toàn khác, chẳng hạn như “Tôi đứng lên vì tôi muốn đi ra ngoài; còn cây
dù? Có thể trời mưa đấy!”

Một thí dụ khác: người điều khiển gợi ý người bệnh bị phỏng rất

nặng nơi tay. Người bệnh được gọi dậy và thấy có nhiều vết phỏng nổi ngay
trên cánh tay. Được hỏi, người bệnh sẽ đưa ra một lý do hoàn toàn khác với
nguyên nhân. Anh ta sẽ không đề cập đến sự gợi ý, đến những vết phỏng,
nhưng nói vì một chứng bệnh ngoài da nào đó chẳng hạn.

Như vậy, anh ta chỉ nói đến triệu chứng chớ không hề đề cập đến

nguyên nhân của triệu chứng đó.

Thấy được điều này, Freud mừng quá! Ông đã tìm ra bí mật… Ông

hiểu rằng người ta không được quan tâm đến những lời cắt nghĩa của bệnh
nhân. Tại sao? Bởi vì những lời cắt nghĩa đó chỉ nhắm vào các triệu chứng
có thể nhìn thấy được (các bọt hơi). Trong khi cái mặc cảm vẫn vô hình
đang ẩn mình đâu đó trong tiềm thức.

Như vậy, tâm phân học đã đi ngược đường với các thí nghiệm thôi

miên:

a) thôi miên gợi một ý và triệu chứng xuất hiện.

b) Tâm phân học loại bỏ được cái ý nghĩ của tiềm thức: triệu chứng

biến mất.

Đương nhiên việc quan trọng là làm cách nào để có thể lấy đi cái ý

nghĩ đó…mà điều đó sẽ phụ thuộc vào lãnh vực kỹ thuật đặc thù của khoa
phân tích tâm lý học.

Những bóng ma tiềm thức biểu hiện như thế nào?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.