NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 209

ham muốn loạn luân) để rồi loại bỏ nó một cách tự nguyện… còn hơn là ức
chế nó một cách vô ý thức, tạo những xung đột, gây ra nhiều hậu quả tai hại
mà những dồn nén đó có thể mang đến?

Mặc cảm

Đây là một từ mà người ta nghe thường xuyên. Người ta nói đến

mặc cảm của họ giống như các món hàng mà họ mua thường ngày. Đứa em
trai nói người chị gái nó có mặc cảm tự ti. Một bà nọ tuyên bố kiểu tóc này
“làm cho bà có mặc cảm”. Từ này trở nên thông dụng đến mức mọi người
nghĩ họ biết rõ ý nghĩa của nó… Tuy vậy có biết bao điều ngốc nghếch!

Khi nghiên cứu về Janet, chúng ta đã thấy những mảnh không được

thu nhận vẫn có thể đọng lại trong tiềm thức. Chúng có một cuộc sống biệt
lập, chúng là ký sinh trùng.

Một mặc cảm là một tập hợp những mảnh vỡ chứa rất nhiều cảm

xúc; chúng ẩn núp trong một góc của vô thức, chúng điều khiển vài hành vi
ngoài tầm kiểm soát của con người (hành vi phức tạp của tính dục),

Như thế mặc cảm được ví như một bồn chứa nhỏ riêng biệt (nhỏ

nhưng rất mạnh), nhưng có thể nuốt chửng các tình cảm và cảm xúc tương
ứng. Nó vẫn vô thức nhưng áp đặt rất nhiều phản ứng.

Nhưng nhà tâm lý học thường nhận thấy người bệnh hay nhầm lẫn

các triệu chứng với chính cái mặc cảm. Nó cũng giống như anh ta tưởng các
bọt hơi bị bể trên bề mặt chính là đáy của cái hồ.

Khi một người nói “tôi có mặc cảm tự ti”, anh ta đã nêu ra một điều

phi lý. Người đó phải nói “tôi có mặc cảm tự ti, mà đó chỉ là những triệu
chứng của một mặc cảm đang đọng lại trong tiềm thức của tôi (và nó có thể
không phải là tự ti)”.

Khi một người tuyên bố “tôi có mặc cảm lo âu”, đúng ra người đó

phải nói “tôi có cảm xúc lo âu mà đó là triệu chứng của một mặc cảm tiềm
thức”.

Mặc cảm được hình thành như thế nào?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.