buông ra những lời chọc ghẹo vô cùng tục tằn (giống như trong vài trường
hợp loạn tâm nặng, theo đó bản năng được phóng thích mà không bị sự kềm
hãm nào).
c) nhưng xung năng tính dục thuần túy đó bị chặn ngay tại cổng của
“Siêu Ngã”.
d) nếu những người này hoàn toàn lành mạnh, sẽ không có bất cứ sự
ức chế nào. Nhưng xung năng tính dục đó sẽ được lọt qua và biến dạng
trước khi đến được ý thức. Xung động đó đã biến thành một tiếng huýt sáo
tán thưởng.
e) như thế những người này đều ý thức khi họ huýt sáo và họ đã có
một xung năng tình dục. Nhưng họ vẫn không ý thức được sự gạn lọc đã
xảy ra trong họ.
Những đùa cợt.
Phần lớn những đùa cợt đều xuất phát từ nguyên nhân đó. Mọi
người đều biết tính dục là đề tài bị cấm kỵ ở mức cao nhất. Vì thế một số
lớn điều cấm được áp đặt lên đó… kéo theo vô số điều được giấu giếm và
ức chế. Nhưng khi chúng ta xem xét một trăm trò đùa cợt, chúng ta nhận
thấy chín mươi trò có nguồn gốc tính dục! Dù cho những trò đùa này có dí
dỏm hay thô lỗ, vấn đề không thay đổi gì cả. Chúng là sự biến dạng của một
xung động tính dục thuần túy, được gạn lọc bởi sự kiểm duyệt của Siêu–
ngã, mà con người không hề hay biết.
Ở đây cũng thế, một nền giáo dục không đúng đắn sẽ làm cho vấn đề
tính dục biến thành lãnh thổ của rối loạn thần kinh, bởi vì nó sẽ làm cho “cái
ấy” tính dục biến thành một vấn đề hoàn toàn xấu xa. Lúc đó cái Siêu–ngã
đã thật sự trở thành một tấm đan bê tông, dồn nén tất cả các xung động tính
dục, kể cả khi chúng có thể được chấp nhận một cách trọn vẹn… Khi ấy sẽ
xảy ra cuộc xung đột nội giới không ngừng nghỉ, âm thầm, đê tiện giữa “cái
ấy” và “Siêu–ngã” dẫn đến mặc cảm và ngay cả rối loạn thần kinh.
Có phải người ta cảm thấy dễ chịu hơn khi cảm nhận một cách có ý
thức một xung động tính dục (dù có bị cấm đoán về mặt đạo lý, như một