Đó là con người với một ý thức hài hòa, rộng mở, cân bằng, biết
chấp nhận cái xấu và cái tốt, không mắc chứng lo hãi bệnh hoạn. Đó là con
người “Trung Dung”, biết rõ mọi thứ đều mang một ý nghĩa, biết quan sát
tiềm thức của mình một cách khách quan, không để cho nó đè bẹp dù biết rõ
sức mạnh của nó…
Hãy trở lại với sự ức chế.
Chúng ta thí dụ một xung động, từ “cái ấy” đến cổng kiểm soát vô
thức của “Siêu–ngã”.
1) Xung động này có thể dễ dàng được chấp nhận. Muốn được như
thế nó phải có dáng vẻ khá chỉnh tề, tương ứng với các quy tắc của “Siêu–
ngã”. Trong trường hợp này, xung động sẽ trồi lên mặt ý thức đúng y như
thế.
Thí dụ: Cái “Siêu–ngã để cho qua những tình cảm thương yêu, bạn
hữu, sáng tạo nghệ thuật, niềm vui trước thiên nhiên, v.v…
2) Nó có thể được chấp nhận với điều kiện nó phải có một bộ y
phục. Nó sẽ trồi lên ý thức, nhưng dưới dạng hóa trang, như một kẻ lang
thang ăn mặc như người thượng lưu. Cuộc sống thường ngày cho thấy hàng
triệu trường hợp như thế này.
Thí dụ: Một phụ nữ trẻ đi ngang một đám đàn ông. Họ phản ứng
bằng cách “huýt sáo tán thưởng”. Chuyện gì thật sự đang xảy ra?
a) động cơ của việc huýt sáo này đương nhiên thuộc về tính dục rồi:
đàn ông trước một phụ nữ.
b) tiềm thức của những người đàn ông này phát một xung động tính
dục hướng về người phụ nữ, là lẽ tự nhiên và theo bản năng.
Bây giờ chúng ta hãy thí dụ những người đàn ông này là những con
người nguyên thủy thật sự, chưa hề nghe nói đến đạo lý đến tôn giáo, cuộc
sống xã hội, sự tôn trọng người khác, v.v… Chúng ta hãy thí dụ họ không
khác gì mấy con khỉ trong rừng. Vậy cái phản ứng bắt buộc của “cái ấy” sẽ
như thế nào? Về mặt tình dục, họ sẽ tấn công người phụ nữ này ngay, hoặc