mọi lời khiển trách, mọi sự đối đầu bằng cách lẩn trốn và bỏ chạy. Để thoát
thân, anh ta không muốn tranh đấu. Vì sợ nam tính của anh ta bị thử thách,
anh ta sẽ tránh mọi hành động đòi hỏi việc đó. Anh ta đã thua ngay tại điểm
xuất phát. Đó là thất bại tình dục, chứng suy nhược, nỗi lo hãi… và nỗi sợ
hoặc cái được gọi là “sự khinh thường” đàn bà. Hoặc giả sử có sự đền bù
xảy ra: người đàn ông cần sự hung hãn trong tình dục để xác định nam tính
của mình. Hung tính này có thể đem đến sự ác dâm dưới mọi hình dạng.
Mặc cảm này khó có thể chấp nhận được nếu không có việc thực
hiện phân tích tâm lý. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần nghe vài đứa thiếu niên
để được biết rõ…
MẶC CẢM OEDIPE
Thuật ngữ này có vẻ thô lỗ, nhưng chúng ta sẽ khám phá tính hợp lí
của nó. Cái mặc cảm vô cùng thông dụng này, đặc biệt chỉ nảy sinh từ
những mối quan hệ giữa các bậc cha mẹ với con cái. Vì thế nó là đề tài mà
các nhà giáo dục quan tâm nhất. Tôi khuyên các bậc cha mẹ hãy nghiên cứu
nó cho thật kỹ. Hiểu biết cơ chế vận hành có phần tinh tế của nó đôi khi có
thể giúp cho họ tránh được nhiều hậu quả đau thương.
Các nhà tâm lý học biết có nhiều chứng bệnh tâm lý xuất phát từ đó.
Nhiều cuộc đời vì nó mà bị hủy hoại hoàn toàn. Nó thường đem đến nữ tính,
sự nhu nhược và nỗi sợ hãi cho người đàn ông; và một nam tính quá mạnh
cho người phụ nữ. Trong những hậu quả chính, chúng ta nhận thấy:
– Vô số cuộc sống tính dục thảm thương – Sự bất lực nhất thời hoặc
vĩnh viễn – Lãnh cảm – Nhút nhát – Sự thất bại liên tục – Sự chống đối nội
tại – Sự đòi hỏi hoặc nỗi sợ không dứt bị khước từ – Mặc cảm tự ti – Cảm
giác tội lỗi không có nguyên nhân rõ ràng – Cảm giác được “dung thứ” khi
có mặt bất cứ nơi đâu – Cảm thức trơ trọi trước cuộc đời hoặc tính hung hãn
– sự đồng tính, nam hay nữ.
Điều quan trọng: Mặc cảm này xuất hiện một cách tự nhiên trong
thời thơ ấu. Sau đó nó phải biến mất nếu có sự cân bằng hoàn hảo giữa bậc