Tình yêu = Sự gắn bó kèm theo sự kính trọng + Tính Dục + Giao
hợp truyền giống, với anh ta đã trở thành:
Tình yêu = Sự gắn bó + Kính trọng tuyệt đối với sự cấm đoán Giao
hợp truyền giống.
Bây giờ tôi xin nói lại ba trường hợp được liệt kê trong mục Tính
Dục.
a) Người đàn ông đó, không thể nào có quan hệ tình dục với vợ
mình được, nhưng lại có năng lực tình dục rất bình thường với những người
đàn bà hạ cấp. Tại sao vậy? Bởi vì anh ta không cần “nể trọng” họ. Với
những người đàn bà đó; anh ta tha hồ biểu hiện bản năng tình dục của mình,
mà không có sự nhắc nhở Tình Yêu = Kính trọng không tình dục.
b) Người vợ của người đàn ông bất lực này có một tình nhân. Ngay
tức thì người chồng khôi phục được năng lực tính dục của mình. Thông
thường thì tại sao vậy? Bởi vì khi người vợ có nhân tình, nghĩa là không còn
là “mẹ của anh ta nữa” và “không còn được nể trọng nữa”.
c) Những cuộc đính hôn chính thức của người này đặt anh ta trước
vấn đề tính dục trong tương lai. Và anh ta cảm nhận được cái cơ chế Kính
Trọng: Không Nam Tính, nên nỗi lo âu xuất hiện. Vì vậy anh ta tìm đủ mọi
cớ để hủy hôn ước… để bắt đầu lại; và để chứng tỏ anh ta có thừa khả năng
để chinh phục một người đàn bà. Và khi sự chinh phục đã thành công, sự
bất lực tương lai bắt anh ta phải trốn chạy. Đây là trường hợp điển hình của
một gã Sở Khanh. Còn về những mối quan hệ với “gái làm tiền”, nó trùng
với cơ chế của trường hợp (a).
Ngoài ra sự chinh phục đó đôi khi rất dễ dàng. Bởi vì đã sẵn có nữ
tính, nên mấy chàng thanh niên này rất dễ thương, chu đáo, “rất đáng yêu”,
v.v… Sự ân cần đó làm động lòng người đàn bà và khơi dậy tình mẫu tử của
họ. Và điều này càng làm cho chàng trai thích thú hơn nữa, bởi vì anh ta
đang “tìm một người mẹ” qua tất cả những người đàn bà đó. Cho đến khi
các vai phải được đổi ngược lại…
Nếu người cha chuyên quyền và độc tài.