NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 238

Tại sao nó cần phải nam hóa, trong khi “bám vào váy mẹ” là rất hay

kia chứ?

Mà nếu như thêm vào đó, người mẹ là một người chuyên quyền,

nhiều hậu quả khác có thể xuất hiện. Tôi khuyên các bạn nên xem lại mục
“Những người kiệt sức”

Bây giờ người ta mới biết tại sao sự hiểu biết những cơ chế vận hành

tâm lý là rất cần thiết. Lèo lái con thuyền của cuộc đời là rất gian nan, ngay
khi với cả hai mái chèo. Nhưng điều khiển nó với chỉ một mái chèo thôi quả
là một hành động phi thường. Một người phụ nữ, sau khi đã mất chồng và
phải nuôi một đứa con trai, bị đặt trước một trong các nhiệm vụ khó khăn
nhất, bởi vì bà ta phải vừa là một Người Cha Nam Tính và là một Người Mẹ
Nữ Giới… Và nếu như người mẹ đó tránh được sự bám víu hoặc sự thống
trị, kết quả đó đáng được biểu dương…

MẶC CẢM OEDIPE ĐÚNG NGHĨA

Đây là mặc cảm OEdipe theo đúng nghĩa của nó.

Vào mỗi thời điểm của sự phát triển của đứa trẻ đối với cha mẹ nó,

có thể phát sinh sự không thích nghi do hàng ngàn nguyên nhân. (Nguyên
nhân từ bên ngoài, cách cư xử của cha mẹ, tâm lý yếu đuối của đứa trẻ,
v.v…)

Cơ chế của mặc cảm OEdipe rất khó hiểu, dù rất là lôgíc. Chúng ta

biết:

Đứa trẻ muốn người mẹ cho một mình nó; người cha trở thành một

địch thủ; như vậy nó ghen với người cha và muốn loại ông ta. Sự ghen
tuông này khởi phát sự hung hãn với người cha.

Ở đây hành trình trở nên không bình thường.

Một mặt đứa trẻ khâm phục người cha. Mặt khác, nó cảm thấy ghen

tuông và hung hãn. Mâu thuẫn này khởi phát sự hối hận và nỗi lo hãi. Đứa
trẻ cảm thấy có lỗi với cha nó, nhưng không hiểu vì sao. (Tất cả những cơ
chế này đều vô thức và bị dồn nén).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.