NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 240

Nó bám lấy người
mẹ

Nó ngày càng trở

nên nữ tính. Nó bám
lấy mẹ nó.

thức. Sự hối hận và nỗi lo hãi xuất hiện.

Nó cảm thấy có lỗi với người cha mà không hiểu tại
sao. Nó muốn được tha thứ.

Nó phải ngăn cản sự đối đầu “của hai người đàn

ông”. Nó trở nên “nữ tính”. Nó chịu thua kém người
cha. Nó bợ đỡ ông ta, nó tự hạ mình để có được sự
khoan dung và thiện cảm.

Đến tuổi trưởng thành.

Khi đến tuổi trưởng thành, người thanh niên sẽ “chuyển hoán” người

cha vào tất cả những người đàn ông khác mà anh ta nghĩ là hơn anh ta. Anh
ta cảm thấy tự ti và nữ tính (Mặc cho có sự hung hãn bù trừ để che giấu mặc
cảm đó). Anh ta sẽ tự động đặt mình dưới những người đàn ông khác (người
cha được chuyển hoán) đứng trước mặt anh ta. Đối với những người trưởng
thành bị mặc cảm đó, bất cứ cấp chỉ huy nào cũng gợi lại Người Cha: ông
trưởng phòng, người hạ sĩ, ông tướng, các vị giáo sư, v.v… Hơn thế nữa,
cảm giác tội lỗi (cảm thấy “có tội”) luôn bám lấy anh ta.

Những trường hợp này rất thông thường và đa dạng. Và có hàng

ngàn biểu hiện nhỏ để lộ cái mặc cảm vô thức này mà người ta chỉ nhìn thấy
các triệu chứng mà thôi.

Rất nhiều người trong số họ sẽ làm mọi thứ để làm vừa lòng. Tại sao

vậy? Có phải để thật sự làm vừa lòng người ta không? Không đời nào. Chỉ
để nhận sự tán thành, thiện cảm và độ lượng. Họ muốn làm vừa lòng và họ
sợ làm phật ý; họ muốn loại bỏ cái cảm giác tội lỗi để nhìn thấy mình được
ưa thích và cần đến…

Thí dụ:

– X thường hay hỏi thượng cấp của mình, những câu hỏi mà anh ta

biết rõ các lời giải đáp. Tại sao thế? Để làm ra vẻ của một đứa trẻ đang quan
tâm, coi người kia như là người chỉ dẫn. Để chứng tỏ sự tin tưởng mà anh ta
đặt vào người kia, mà hơn hết anh ta sợ sự phản đối hoặc sự dửng dưng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.