Một đứa trẻ cảm thấy thua kém người cha mình. Một con người cảm
thấy nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên. Một người mới học đàn piano
cảm thấy thua kém trước một nhạc sĩ điêu luyện.
Khi nào cảm thức tự ti trở thành bệnh hoạn?
Tôi lấy thí dụ của người học đàn piano trẻ đó. Anh ta có thua kém
người điêu luyện không? Có, bởi vì anh ta có ít kỹ thuật điêu luyện hơn
người kia. Nhưng trước hết, anh ta cảm thấy thua kém người kia chỉ trong
lãnh vực piano mà thôi. Sau nữa, sự thua kém tự nhiên này sẽ không gây
cho anh ta bất cứ hung tính hay tủi nhục nào hết. Người nhạc sĩ trẻ bình
thường này sẽ nghĩ mình biết ít hơn và có ít kiến thức hơn người kia thôi.
Nhưng anh ta không hề có cảm tưởng sâu kín mình thấp kém hơn người kia.
Bởi vì chính điều đó mới là cảm thức tự ti thực thụ. Sẽ là bệnh lý khi bị như
thế. Anh ta sẽ biến thành người rối loạn thần kinh một khi anh ta gây ra sự
đau khổ, tính nhút nhát, nỗi lo âu, sợ sệt, thù nghịch, hung tính, ham muốn
dai dẳng vượt trội những người khác, được chỉ huy họ, thành người nhất, hạ
nhục những người khác, v v.. Cảm thức tự ti sẽ thành một phản ứng của
nhân cách trước bất cứ người và hoàn cảnh nào. Lúc đó anh ta sẽ là “một
thái độ tinh thần”, đôi khi có ý thức, nhưng thường xuyên là vô thức, nhưng
lại chỉ huy tất cả mọi hành vi của người nào mắc phải nó.
Giải pháp thông thường là gì?
Nét đặc trưng của con người là tránh xa sự đau khổ và tìm kiếm sự
thanh thản tâm hồn. Nhưng những người bị cảm thức tự ti phải đau khổ. Họ
thầm kín cảm thấy bất an, sợ sệt hoặc bất lực. Bởi vì họ đau khổ nên họ phải
tìm một lối thoát. Là điều hợp lý, bởi vì bất cứ ai cũng sẽ làm như thế thôi.
Những người đó sẽ tìm một cái gì đó để loại bỏ nỗi khổ do mặc cảm bất lực
tạo ra. Thế người nhút nhát sẽ làm gì mỗi khi anh ta sợ? Anh ta trở nên hung
hãn. Cũng như thế, một người có cảm thức tự ti sẽ đi tìm sự ưu thế. Nếu một
người có mặc cảm bất lực anh ta sẽ đi tìm sức mạnh. Nếu con người cảm
thấy mình bị chế ngự, người đó sẽ cố chiếm ưu thế, v.v… Đó là cơ chế bù
trừ. Tôi có thể nói sự bù trừ đó sẽ cứu giúp đời sống tinh thần của những
người rối loạn thần kinh. Cái cảm giác chiếm ưu thế và sức mạnh sẽ làm