Ông ta “chơi cái trò” dửng dưng trước sự chiêm ngưỡng. Ông ta trốn chạy
những người khác. Và để không thể hiện sự trốn chạy và nỗi sợ hãi, ông ta
đưa ra những lời giải thích mà ông ta tin tưởng. Như vậy, sự dửng dưng đó
là một bù trừ, và lời nhận xét đó là không bình thường.
3
Vì cảm thức tự ti, ông ta có thể cần phải tỏ ra “hoàn hảo” và “dửng
dưng trước những chuyện tầm phào mà ông cho gần như là vô giá trị”. Như
vậy, ông ta sẽ làm tăng thêm sự chiêm ngưỡng bằng “tính khiêm tốn” của
mình; sự chiêm ngưỡng mà ông ta rất cần để cảm thấy được an toàn. Phản
ứng không bình thường. Ông tự đưa ra những lý lẽ ý thức rất đúng nhưng
không hề tương ứng với sự thật. Đó là một người cầu toàn, hay một người
rối loạn thần kinh.
Vì vậy, chúng ta thấy sự khác biệt hết sức rõ ràng giữa một phản ứng
tự nhiên và một phản ứng rối loạn thần kinh. Một phản ứng tự nhiên là xác
thực; còn cái của rối loạn thần kinh không tương ứng với sự thật nội giới.
Nó giống như một lớp vảy đang che một vết thương để ngăn nó làm mủ mà
thôi.
Thêm vài thí dụ trong hàng ngàn ví dụ khác
– Một hành vi lịch thiệp có thể (may sao) là đích thực. Nhưng đôi
khi nó cũng là triệu chứng của rối loạn thần kinh. Tôi thí dụ một người cảm
thấy rất lo sợ nếu như có người khác phản đối anh ta; người đó sẽ cảm thấy
có lỗi, khó chịu, bực bội, v.v… Để tránh sự phản đối, người đó sẽ tỏ ra lịch
thiệp, dễ mến, biết chiều chuộng, không bao giờ từ chối việc gì.
– Sự dửng dưng có thể là tự nhiên; nó là sự thờ ơ và thoải mái nhờ
sức mạnh nội tại. Thế khi nào nó mới biến thành rối loạn thần kinh? Khi chủ
thể “chơi trò” dửng dưng, mà không một chút ý thức nào hết. Như thế anh ta
trốn khỏi nỗi lo âu do mặc cảm tự ti gây ra.
– Một kiến thức cao siêu tự nó là điều tự nhiên. Nhưng đôi khi nó
cũng là triệu chứng của rối loạn thần kinh: nếu nó bù đắp nỗi nhục nhã