Tại sao? Tất cả những hành vi đó rất tự nhiên mà! Nhưng đối với
anh ta, chúng là sự đầu hàng và yếu hèn. Thế người rối loạn thần kinh đó
nói gì: “Tôi không phải quá yếu đuối để chấp nhận lời khuyên.!” Đúng ra
anh ta phải nói như sau “vì là người yếu đuối, tôi không thể nào chấp nhận
bất cứ người nào khác mạnh và có kinh nghiệm hơn tôi…”
Những người rối loạn thần kinh này, trong vô thức, muốn cho cái thế
giới này phải là hình ảnh đúng theo ý muốn của họ. (Điều này thật bi thảm
nếu đây là trường hợp của những bậc cha mẹ đối với con cái). Trong thâm
tâm, họ không bao giờ chịu thua và bắt buộc sự phục tùng của những người
sống quanh họ, dù bằng bất cứ phương cách gì. (Hãy xem lại Những người
kiệt sức).
Sự chống đối ngạo mạn của họ xuất hiện với bất cứ điều gì Chẳng
hạn, người rối loạn thần kinh âm thầm cảm thấy hung hăng mỗi khi người ta
bắt ông ta phải chờ. Trong thâm tâm, vài cảm xúc mơ hồ sẽ thốt lên: “…tôi
không phải thuộc hạng người mà người ta bắt chờ và tôi đáng được tôn
trọng hơn thế…”. Cyrano de Bergerac là mẫu người rối loạn thần kinh thuộc
dạng đó (trong hàng triệu người khác). Sự kiêu hãnh bệnh hoạn của ông ta
bắt nguồn từ nỗi bất hạnh về thể chất. Nếu ngay từ đầu Cyrano là một người
cân bằng thì ông ta sẽ dửng dưng trước cái mũi to lớn của mình.
SỰ RỐI LOẠN THẦN KINH VÀ NHỮNG BÙ TRỪ
Những bù trừ đôi khi tạo ra nhiều thành tựu rất hữu ích cho xã hội.
Thí dụ: Một đứa trẻ cảm thấy nhục nhã trong một thời gian dài, tự bù
trừ cho mình với mục đích trả thù và chiếm ưu thế. Anh ta có thể trở thành
một kỹ sư giỏi, một bác sĩ nổi tiếng, một luật sư tài ba, v.v… Nhưng trong
thâm tâm anh ta vẫn khổ sở bởi việc bù trừ không làm mất đi cảm thức tự ti!
Dù sao, anh ta cũng cảm nhận là mình không bao giờ có được trạng thái
sung mãn nội tại.
Như tôi đã chứng minh, việc bù trừ thường xuất hiện dưới hình dáng
của sự chuyên quyền tiềm tàng.
Thí dụ: