NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 256

chẳng hạn. Chúng ta chỉ cần xem lại trường hợp của Jacqueline D mà chúng
ta đã thấy ở phần trên.

– Tính thẳng thắn cũng là một hành vi tuyệt vời, nhưng cũng có thể

là do rối loạn thần kinh.

Thí dụ: người đó thẳng thắn, nhưng trong vô thức muốn cho người ta

biết điều này. Người đó sẽ thực hiện những hành động để cho người khác
nhận thấy sự thẳng thắn đó, thổ lộ những điều bí mật với mình, giao tiền bạc
cho mình, v.v… mà người đó giữ một cách hoàn hảo. Người đó sẽ nhận lấy
sự thán phục, cảm tìm, tin tưởng mà về mặt tinh thần người đó rất cần.

– Là “một vĩ nhân” là điều tự nhiên… dù rất hiếm, hỡi ơi! Nhưng trở

thành được một vĩ nhân có thể là sự bù trừ cho sự tự ti tạo ra cảm giác có
quyền lực và thống trị.

Chúng ta thấy chỉ sự phân tích tâm lý mới cho phép chúng ta xác

định một cảm xúc hay một hành vi có do rối loạn thần kinh hay không! Một
người rối loạn thần kinh bởi mặc cảm tự ti luôn xoay quanh những điểm sau
đây: nhu cầu thống trị, quyền lực, sức mạnh, ưu thế, chiêm ngưỡng. Như
vậy, những nhu cầu đó bắt nguồn từ mặc cảm bất lực và yếu hèn. Vì thế,
một người rối loạn thần kinh sẽ làm bất cứ việc gì để ngăn chặn cái, mà theo
anh ta, giống với sự yếu hèn của mình.

Thí dụ:

– Anh ta “cương quyết” từ chối bất cứ lời khuyên nào.

– Anh ta có một tính mâu thuẫn đôi khi rất mãnh liệt và tức thì, như

cái tật vậy.

– Anh ta “hãnh diện” từ chối bất cứ sự giúp đỡ mà người khác đề

nghị.

– Anh ta muốn sống cuộc đời của mình mà “không cần nhờ đến bất

cứ ai để không phải mắc nợ bất cứ ai và có thể ngẩng cao đầu…”

– Anh ta không bằng lòng khi thấy mình không có lý.

– Anh ta không chấp nhận bất cứ lời chỉ trích nào…v.v…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.