trước đó một đứa trẻ không bao giờ lầm lẫn! Chúng cảm nhận rất rõ là “có
một cái gì đó không ổn”. Và trước sự thống trị dịu dàng vờ vĩnh đó, chúng
phản ứng lại bằng sự thù nghịch nội tại hung bạo, nhưng đồng thời cũng
bằng một mặc cảm tự ti bất biến và nỗi bất an bền lâu.
Và cơ chế vận hành tâm lý từ từ khởi động, mỗi lúc một sâu hơn,
đưa đẩy đứa nhỏ một cách tàn bạo đến chứng rối loạn thần kinh.
Những hụt hẫng có tạo ra cảm thức tự ti không?
Câu hỏi phải là: khi dạy dỗ một đứa trẻ, mục đích của những nhà
giáo dục là gì? Tôi muốn nói mục đích sâu lắng của họ là gì? Mục đích sâu
lắng của một người lành mạnh sẽ là chính đứa trẻ ấy. Sự giáo dục sẽ sáng
suốt và trung thực: một người lành mạnh sẽ có khả năng nhận biết lợi ích
của chính đứa trẻ và quên đi bản thân mình. Còn với một nhà giáo dục rối
loạn thần kinh thì sao?… Trước hết, người đó có thể tự quên mình không?
Không, cho dù người này nghĩ mình làm được việc đó. Tại sao? Bởi vì sự
rối loạn thần kinh bắt người đó không ngừng phải xoay quanh chính mình,
tìm kiếm một bù trừ để giúp ông ta sống. Trong trường hợp những người rối
loạn thần kinh–chuyên quyền, cái bù trừ đang có sẵn: chính là đứa trẻ.
Người rối loạn thần kinh sẽ ngụy trang sự thiếu thốn âu yếm thực thụ và sâu
lắng của chính mình, và tuyên bố là chỉ nhắm vào sự lợi ích của đứa trẻ mà
thôi. Điều đó giúp cho ông ta thống trị, áp chế, hạ thấp đứa trẻ suốt cả năm
tháng…
Bất cứ điều gì bẻ gãy được ý chí cá nhân của một đứa trẻ đều sản
sinh cảm thức tự ti, khi đứa trẻ cảm thấy giá trị đích thực của nó bị giảm sút.
Nếu một người lành mạnh phạt đứa con mình một cách công bằng thì không
có gì phải lo sợ. Đứa trẻ sẽ tự nhủ “…có tội thì phải chịu phạt…” và sẽ nghĩ
đến việc khác hơn là cảm thấy bị hạ nhục. Nhưng điều đó sẽ phải như thế
nào với một đứa trẻ được dạy bảo bởi một người rối loạn thần kinh. Tôi đã
trình bày khá rõ rồi. Với ông ta, mọi thứ sẽ tham gia vào việc hạ thấp giá trị
của nó.
Vài nguyên nhân khác