xót xa cảm nhận được tại những nơi đó, mà người ta đã gán cho cái tên “đua
đòi” thay vì là “rối loạn thần kinh”.
Những đứa trẻ nghèo sẽ phục dịch cho những đứa giàu. Những đứa
nghèo, những đứa không đóng tiền, sẽ dọn bàn ăn cho những đứa học trò
giàu có đóng học phí. Quả là điều phẫn nộ. Cái ưu thế giả tạo của tiền bạc
đã được biểu hiện một cách tởm lợm. Vì vậy, những đứa học sinh nghèo
càng chìm sâu trong vực thẳm của cảm thức tự ti, để khi đến tuổi trưởng
thành mang theo vô số bù trừ. Những bù trừ đó có thể tạo ra một vĩ nhân
cũng như một tên cướp khét tiếng. Các phiên tòa đại hình thường cho thấy
những hệ quả của sự thiếu vắng tình cảm âu yếm và những nỗi tủi nhục đó.
Đến lúc đó xã hội sẽ gặt hái sự hận thù mà nó đã gieo giống, không hơn
không kém. Hãy loại bỏ sự tủi nhục đi và hãy ban phát tình cảm âu yếm,
chúng ta có thể loại trừ một số lớn tội ác.
Có nhiều nhà giáo dục của những cơ sở rối loạn thần kinh đã chế
giễu sự nghèo túng của nhiều đứa trẻ, về nghề nghiệp của cha chúng, sự
nhút nhát của đứa trẻ, cách phát âm của nó… và điều đó trước mặt một lớp
học đang cười rộ.
* Đương nhiên những nhà giáo dục đó cũng là bệnh nhân. Có nhiều
nhà giáo dục (như tôi đã nói) đã công khai việc thủ dâm của một đứa trẻ!
Hiển nhiên ở đây thiếu vắng sự khôn ngoan và tình thương mà không cần
đến bất cứ một lời bình phẩm nào.
Tuổi thơ bị cưỡng chế, sự thiếu vắng tình cảm trìu mến và sự tự tin,
là một trong những vấn đề nhức nhối nhất. Nhức nhối ngay lúc đó và cả cho
tương lai? Đứa trẻ bị hạ nhục và hụt hẫng, có nhiều cơ may sẽ trở thành một
người trưởng thành rối loạn thần kinh. Người đó sẽ tìm cho mình những bù
trừ về mặt uy quyền và thống trị, để che giấu nỗi bất hạnh trong lòng. Có
thể một ngày nào đó, người đó sẽ trở thành một bậc cha mẹ hoặc một nhà
giáo dục. Và điều này sẽ tiếp nối vào sợi xích vô tận mà tôi đã nói trước
đây.
KHOA TÂM HỌC VỚI CẢM THỨC TỰ TI