nhiệm từng phần. Trong những trường hợp đó, việc áp dụng khoa tâm lý
học chiều sâu đôi khi cho phép “uốn nắn” lại kẻ phạm tội.
* Đối với cảnh sát – Có thể nào người ta phải lo sợ (như giáo sư
Piédelièvre đã nói) khi bắt đầu mở hé cánh cửa – bởi vì chỉ có bước đầu tiên
là đáng kể – người ta càng ngày càng có khuynh hướng sử dụng chất
penthotal không? Nền Công lý của nước Pháp chúng ta luôn phải trong
sáng; nó phải loại bỏ tất cả mọi hình thức vũ lực mà người ta đang kêu ca, ít
ra lúc khởi đầu những cuộc điều tra… Bị can có quyền bào chữa theo cách
tùy thích. Tâm trí anh ta hoàn toàn tự do, không một ai có quyền đụng đến.
Anh ta tự bào chữa theo cách nào mặc anh ta: khôn ngoan hay ngu dốt, xảo
trá hoặc thẳng thắn. Anh ta không cần phải tuyên thệ và có quyền nói dối.
Chính các vị chánh án phải đánh giá những lời khai của anh ta, với lương
tâm của một con người tự do và năng lực nhân bản của chính họ…”
Như vậy, trong trường hợp phân tách tâm lý học nhờ gây mê này có
bị đồng hóa với việc xâm phạm lương tâm không?. Mà phân tâm học cũng
thế, bởi vì nó tìm kiếm những nguyên nhân thầm kín! Nghĩ xa hơn nữa,
người ta có thể xem bất cứ lời tâm sự nào cũng là một xâm phạm lương tâm.
Vì vậy, mọi việc đều tùy thuộc vào điểm chủ yếu duy nhất này: sự ưng
thuận của chủ thể.
* Đối với chính sách của cảnh sát: Giống như thuật thôi miên,
phương pháp phân tách tâm lý học nhờ gây mê là một phương pháp để ám
thị rất hữu hiệu. Nếu vấn đề là để biến đổi những người không bình thường,
mọi việc đều hoàn hảo. Nhưng theo chính sách, việc sử dụng phương pháp
này sẽ làm cho con người bình thường thay đổi ý kiến “một cách bất ngờ”
(đó là “những lời thú tội tự nguyện” nổi tiếng). Người ta thấy đây là điểm
nguy hiểm của khoa tâm lý học hiện đại, nếu nằm trong tay của những chính
trị gia vô nhân đạo. Tiếc thay, người ta biết khá rõ về “những vi phạm chính
kiến”! Người ta cũng biết đến các trại “cải tạo những vi phạm chính kiến”!
Chừng đó đủ để cho chúng ta hoảng sợ trước những xâm phạm tự do tư
tưởng mà tâm pháp gây mê tạo cơ hội triển khai.
Tóm lại: